You are currently viewing Yoga là gì? Nguồn gốc của yoga từ đâu? 8 Nhánh của yoga

Yoga là gì? Nguồn gốc của yoga từ đâu? 8 Nhánh của yoga

Yoga là gì, nguồn gốc yoga Yoga là gì? Nguồn gốc yoga từ đâu? Luyện tập Yoga có phải chỉ là một hình thức tập thể dục không? Hãy cùng Wiki Hạnh Phúc khám phá về yoga trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

>> Chuyên mục: YOGA

>> Luân xa là gì? Khai mở luân xa có nguy hiểm?

>> Khóa học Yoga Online nào uy tín? | XEM NGAY

Hoc-yoga-online-o-day

Thông thường, khi bắt đầu đến với yoga, mọi người thường chỉ coi đó là một bộ môn thể dục. Với những lời đồn thổi rằng, tập yoga dẻo dai, “bền” hơn tập gym. Đó chỉ là bề ngoài của tảng băng chìm. Rất ít ai tìm hiểu “yoga là gì”, “nguồn gốc của yoga từ đâu”….Rất cảm ơn bạn đã tìm tới bài viết này. Yoga là một điều gì đó sâu sắc và thâm thuý hơn thế. Cùng mình tìm hiểu nhé!

Yoga là gì? – Nguồn gốc của yoga

Yoga một họ các phương pháp luyện tâmluyện thân có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng 5.000 năm trước.

Yoga-tinh-tuy-hon-the

Yoga là một điều gì đó sâu sắc và thâm thuý hơn thế 

Yoga là phiên âm tiếng Phạn của từ  √युज् (√yuj) , có nghĩa là “đặt mình dưới một sự điều ngự, tập trung, chuyên chú”. Yoga miêu tả phương pháp tập trung và thiền định. Đắm mình trong thiền định để tập trung tâm trí, nhằm đạt được trạng thái kết hợp với thần linh, vạn vật.

Như vậy, khi hiểu được yoga là gì, ta sẽ hiểu rằng:

Yoga không chỉ hướng đến rèn luyện thân thể. Mà đỉnh cao của yoga là sự rèn luyện và khai mở tâm trí.

Khai mở như thế nào? Mình sẽ chia sẻ với các bạn ở phần sau bài viết: “8 Cấp của Yoga cổ điển”.

Yoga là một họ các phương pháp. Vậy các nhánh của yoga là gì? 

Hệ thống học phái Yoga thường chia thành 2 nhánh tu học chính là: Luyện thân và Luyện tâm.

Qua đó việc rèn luyện, người học sẽ dần nâng cao được năng lực thân, tâm. Đồng thời, điều hoà được những hoạt động của chúng trong chính mình.

Tap-luyen-yoga

Luyện thân và Luyện tâm

Trong đó:

    • Tu luyện Yoga thân thể được gọi là Hatha yoga (Khống chế du-già, haṭhayoga)
    • Tu luyện Yoga tâm thứcRaja yoga (Hoàng giả du-già, rājayoga), nghĩa là “phép Yoga của một ông vua” (rāja).

✨ Tập luyện Yoga để làm gì?

Yoga là sự chế ngự (nirodha) những hoạt động của tâm thức (cittavṛtti).

Nguồn gốc của luyện tập Yoga bắt đầu từ việc chế ngự 5 hoạt động của tâm thức.

5 hoạt động của tâm thức:

Việc rèn luyện yoga là một phương pháp chế ngự 5 hoạt động chính của Tâm thức, đó là:

? Chân lượng (pramāṇa): tức là nhận thức, ước lượng chân chính.

? Đảo kiến (viparyaya): là kiến giải, nhận thức điên đảo.

Vọng tưởng (vikalpa): là tưởng tượng.

? Miên (nidrā): là giấc ngủ.

? Niệm (smṛti): là trí nhớ.

Năm hoạt động tâm thức này có thể gây phiền não hoặc không.

Những hoạt động tâm thức gây phiền não mà người tập yoga cần biết:

Khi tập yoga, chúng ta nên tìm hiểu sâu bản chất của yoga là gì?. Từ nguồn gốc ấy mà luyện tập yoga một cách đúng đắn. Trước tiên, chúng ta cần nhận diện các hoạt động gây phiền não. Đây là những thứ tạo cơ sở cho việc thu thập và gia tăng nghiệp, trói buộc tâm thức.

Nhung-hoat-dong-gay-phien-nao

Có 5 hoạt động tâm thức gây phiền não là:

⚠️ Vô minh

⚠️ Vị kỉ (chỉ biết đến mình)

⚠️ Tham ái

⚠️ Sân (sân hận)

⚠️ Hữu ái (khát vọng tồn tại)

Những hoạt động này có thể được diệt trừ bằng tâm thức tinh tiến và vô tham. Quá trình dài dẳng và gian nan này chính là Yoga và theo Ba-đan-xà-lê, nó bao gồm tám cấp bậc.

>> 6 Kỹ thuật để Duy trì “Hiện tại”

☸️ Tám cấp của Yoga cổ điển là gì? – Ashtanga Yoga

Ba-đan-xà-lê miêu tả tám cấp (hay tám nhánh) của Yoga (aṣṭāṅgayoga) với những điểm đặc thù của nó.

8-Nhanh-cua-Yoga

8 Nhánh trong Yoga (aṣṭāṅgayoga) 

Trong đó, 2 cấp đầu tương quan đến việc tu trì giới luật. 3 Cấp kế đến tương quan đến việc tu tập thân thể. 3 Cấp cuối hướng dẫn trau dồi tâm thức.

1. Cấp 1 Yoga cổ điển: Chế giới – Yama là gì?

Yama-la-gi

* Chế giới (yama) là sự tự kiểm soát trong mọi hành động (Thân).

Đây được coi là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong Yoga cổ đại. Yama là tự tu dưỡng phẩm chất đạo đức của mình. Rèn luyện hành động, lời nói, và ý nghĩ của mình đối với thế giới bên ngoài.

* 5 Quy tắc Yama trong yoga là gì?

♦️ Không sát sinh (ahiṃsā): là không làm tổn hại đến người khác bằng tư tưởng, lời nói hay hành động.

♦️ Chân thật (satya): là hướng các tư tưởng, lời nói, hành động với ý nghĩa có ích lợi. Không nói dối. Nếu nói sự thật có thể làm hại ai, ta có quyền im lặng.

♦️ Không trộm cắp (asteya): là không chiếm hữu về vật chất hay tinh thần những gì thuộc về người khác; không lấy đi những gì thuộc về quyền lợi của họ.

♦️ Tiết dục (brahmacaryā): Không uống rượu, tuyệt dục là mở rộng tâm trí để thấy cái lớn lao và sâu thẳm của vạn vật.

♦️ Không sở hữu, không xa hoa (aparigraha): không chạy theo những thói quen sống xa hoa, lãng phí.

2. Nhánh 2 Yoga cổ điển: Nội chế – Niyama là gì?

Quy-tac-ung-xu-Niyama

Nội chế (niyama): Là sự thanh tịnh trong ba cửa ải thân, khẩu và ý (Tâm).

Nếu như Yama là tu dưỡng thân, thì Niyama là tu dưỡng tâm thức. Niyama trong yoga nhằm phát triển và hoàn thiện nội lực bên trong (tinh thần và tâm trí).

* 5 Quy tắc ứng xử Niyama trong yoga là gì?

♦️Thanh lọc (Shaoca): thanh lọc, giữ gìn sự trong sạch của thân thể và tâm trí.

♦️Sự bằng lòng (Santosa): hài lòng với tất cả những gì cuộc sống cho ta

♦️Sự khổ hạnh (Tapas): muốn nói đến sự luyện tập kiên trì của người tập yoga.

♦️Tự học, tự luyện (Svadhyaya): là khả năng thấy được bản chất thiêng liêng của ta.

♦️Sự cống hiến (Iishvara Pranidhana): là sự tận tụy, cống hiến, không mong đợi gặt hái được những thành quả từ việc tu tập.

Yama và Niyama là hai nhánh đầu tiên trong 8 nhánh Yoga. Đây được xem là cội nguồn gốc gác để người học có thể phát triển được đến những bậc cao hơn của Yoga. Thực tập Yama và Niyama là một hành trình từng bước một. Việc luyện tập thường xuyên các bài học, kiến thức đã được lĩnh hội sẽ giúp chúng ta duy trì và phát triển những khả năng của mình.

Xem chi tiết:

>> Giải nghĩa 5 Quy tắc trong nhánh Niyama Yoga

3. Nhánh 3 Yoga cổ điển: Toạ pháp – āsana (Điều thân)

* Toạ pháp (āsana) là gì?

Asana là một từ tiếng Phạn có nghĩa là tư thế yoga. Đó là những tư thế tạo cho người tập một cảm giác thoải mái, vững chắc về thể giác và một tâm trí điềm tĩnh.

Asana-trong-yoga-la-gi

Toạ pháp (āsana) là tư thế thoải mái và ổn định

Như vậy, Toạ pháp (āsana) là tư thế thoải mái và ổn định. Thực hành asana yoga tức là điều thân thông qua các tư thế vững chắc và dễ chịu.

Có đến hàng ngàn tư thế asana. Nhưng thực tế mỗi vị thầy chỉ đưa ra vài chục. Tuỳ vào mục tiêu luyện tập, môn sinh chỉ cần tập 6 đến 10 tư thế hay chỉ 1 tư thế duy nhất (Tư thế kiết giàTư thế kiết già – Tư thế hoa sen).

Mỗi Asana đều có một nền tảng vững chắc với trọng tâm là hơi thở và sự tập trung của tâm trí. Các tư thế yoga này sẽ kích thích, xoa nắn các tuyết hạch nằm sâu trong cơ thể. Chúng tác động đến tuyến giáp, thần kinh, cơ, điều hòa hooc-môn chứa trong tuyến nội tiết, làm cân bằng cảm xúc,…Giúp chúng ta lấy lại cái vốn quý báu mà tạo hoá đã ban tặng. Sức khoẻ tăng tiến thì mọi tính xấu cũng dần bị xoá tan.

Do đó, các Asana trong Yoga là các bài tập thể chất. Nhưng lại mang đến cho người tập lợi ích về cả thể xác lẫn tinh thần.

Xem thêm:

>> Chuỗi bài tập Ashtanga Yoga – Yoga Chikitsa Sơ cấp

* Hai bước quan trọng trong mỗi Asana Yoga

Mỗi tư thế của Asana đều liên quan đến hai bước: “đẩy” và “giữ”. Trong đó:

“Đẩy” là dùng lực để đưa cơ thể vào tư thế, khám phá các vùng còn cứng và chưa dẻo của cơ thể

“Giữ” là chủ động chờ đợi và lắng nghe phản hồi của cơ thể. Từ đó điều chỉnh động tác một cách phù hợp nhất. Nhằm duy trì sự cân bằng của tư thế đó trong thời gian tập lâu nhất có thể. Trong quá trình “Giữ” thì hơi thở đóng vai trò cực kỳ quan trọng và người tập phải luôn kiên nhẫn khi thực hiện.

Khi thực hiện chính xác Asana, người tập sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Nếu như bị khó chịu hay đau nhức đâu đó thì bạn cần xem lại tư thế của mình đã chính xác hay chưa.

* Lưu ý khi thực hành các Asana trong Yoga

Các tư thế Asana đúng sẽ giúp bạn thoải mái, dễ chịu, không đau hay căng ở đâu cả. Nếu không thể giữ tư thế một cách thoải mái thì phải xem lại tư thế của mình có đúng hay chưa.

Bạn không nhất thiết phải tập một chuỗi các asana phức tạp. Hãy lắng nghe cơ thể. Tùy theo nhu cầu mà chúng ta chỉ cần tập vài tư thế mỗi ngày.

Mỗi buổi tập asana cần kết thúc bằng xoa bóp và thư giãn vài phút

* Học và rèn luyện Asana Yoga như thế nào?

Việc rèn luyện Asana là một phần giúp bạn rèn luyện thể lực, giữ tâm trí hài hòa. Để có những bài tập Asana đúng nhất, bạn có thể tìm cho mình một giáo viên Yoga hướng dẫn để việc tập luyện trở nên hiệu quả nhất.

Nếu không có thời gian đến phòng tập, bạn có thể thuê riêng HLV cá nhân hoặc tham khảo các loại khoá học Yoga Online.

Nếu chưa tìm được khoá học, bạn có thể xem thêm ở bài viết này >> “Khoá học Yoga online nào uy tín?”.

Điều chú ý về tư thế: Một tư thế dù khó nhất cũng sẽ làm được, hãy chọn cách nào thích hợp với lứa tuổi mình, tập tuần tự và kiên trì, không nôn nóng, nếu chưa thực hiện hoàn hảo cũng có tác dụng tốt như đã làm được.

4. Nhánh 4 Yoga cổ điển: Điều tức – Prāṇāyāma (Điều khí)

Prāṇāyāma-la-gi

Điều tức (prāṇāyāma) là sự điều chế hơi thở ra vào. Việc điều chế hơi thở này chính là nguyên nhân làm cho tâm thức được tuần phục.

Pranayama – Nói về sự chuyển động của sinh lực. Tức là trải nghiệm hơi thở. Kiểm soát sự chuyển động của sinh lực, tức là quan sát và điều chỉnh hơi thở, từ đó kiểm soát sinh lực trong cơ thể.

Bạn cần quan sát và điều chỉnh dòng năng lượng đi vào (prana) và dòng năng lượng đi ra (apana), mang lại sự kết nối giữa âm và dương. Từ ấy, mang lại cho người tập trạng thái cân bằng của 2 dòng năng lượng mặt trăng và mặt trời. Kết nối 2 dòng năng lượng với nhau một cách nhịp nhàng và ổn định, chính sự hòa hợp ấy sẽ mang lại một tâm trí bình an, xuất phát từ việc quan sát và điều chỉnh hơi thở.

Điều chúng ta luôn cần phải ghi nhớ chính là tâm trí, prana, và hơi thở luôn kết nối chặt chẽ với nhau. Muốn tĩnh tâm nhưng tâm trí luôn xao động thì sẽ kéo theo những hơi thở nặng nề.

Xem thêm:

>> Hít thở trong yoga đúng cách

5. Nhánh 5 Yoga cổ điển: Chế cảm – Pratyāhāra (Điều tâm)

Chế cảm (pratyāhāra) có nghĩa là kiểm soát và làm chủ các giác quan. Sự kiểm soát toàn hảo này chỉ có thể được thực hiện khi tâm thức đã được điều phục.

Nguồn gốc yoga là gì

Chúng ta đã thường kiểm soát một cách không có ý thức. Ví như khi mải mê bàn luận về điều gì, làm cái gì đó rất nhập tâm. Mọi thứ chung quanh như tiếng ồn, cảnh vật, thời gian… không còn tác động nữa. Điều này sẽ tăng cao độ khi theo đúng phương pháp.

Còn về tình cảm như nóng giận, ham muốn, thương ghét quá đáng người ta có thể áp dụng một phương pháp như sau. Đặt ra và tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Nơi nào trong cơ thể mình sinh ra nhũng xúc cảm đó? Trí óc? Trái tim? Hay một bộ phận nào khác? Hay tất cả những thứ này? Hay do một “thứ” nào khác? Khi suy xét sâu xa, những xúc cảm này sẽ lắng dịu đi, và vô tình đã ở vào bậc 7: Thiền “Quán nội quan”.

6. Nhánh 6 Yoga cổ điển: Chấp trì – Dhāraṇa là gì?

Chấp trì (dhāraṇa) là sự tập trung tâm thức vào một chỗ nhất định. Chuyên chú vào một vấn đề, một đối tượng, không để chi phối bởi việc gì khác.

Điều này rất cần thiết cho việc điều chế tâm thức – Thứ vốn có bản chất tán loạn, hồi hộp không yên. Những điểm tập trung được nhắc đến là xa luân (cakra) ở khu vực tim, chóp mũi, đầu lưỡi, giữa lông mày, rốn, ngón tay cái, bàn tay… Một đối tượng bên ngoài, ví như một bức tượng của một Thần thể cũng có thể được dùng làm điểm tập trung.

Lưu ý khi thực hành Dharana Yoga:

Không áp đặt tâm trí đến mức căng thẳng. Trạng thái phải nhẹ nhàng khoan thai.

Thời gian khoảng 2 phút.

Bậc 6 này phải kết hợp với các bậc chế cảm, điều khí (nhưng đừng để việc hô hấp chi phối tinh thần), điều thân (tư thế tốt nhất là hoa sen, nếu không thực hiện được tư thế này, cứ chọn cách nào cảm thấy được “nhẹ nhàng và thoải mái” – theo Yoga Sutra).

7. Nhánh 7 Yoga cổ điển: Tĩnh lự – Dhyāna – Thiền

Tĩnh lự (dhyāna) – Thiền là dòng tâm thức tương tục được gán vào đối tượng một cách tự nhiên, không bị một hoạt động tâm thức nào khác quấy nhiễu.

Gia-tri-tam-linh-la-gi

Vì tính diệu dụng của nó nên chẳng những ở bậc 7 của các môn pháp yoga, thiền cũng là một pháp môn yoga: Dhyana yoga. Thiền là trạng thái kéo dài của tập trung (gấp 12 lần) cộng thêm sự suy nghiệm đối tượng, sống với đối tượng đó, hay nói chính xác hơn là cá nhân thẩm thấu trong đối tượng hoặc đối tượng thẩm thấu trong cá nhân đến mức độ không còn là hai vật thể riêng biệt.

>> Thiền là gì? Cách thiền như thế nào?

>> 6 Cách thiền cho người mới bắt đầu: Cách tìm điểm bắt đầu

Khi tìm hiểu về nguồn gốc của Yoga, ta sẽ biết: Thiền có 2 loại 

Thiền có đề mục: Bằng cách có một đối tượng như vật thể, ý tưởng, một phần của cơ thể hay toàn bộ cơ thể của mình (quán nội quan).

Nhìn về mặt thực dụng thì hình thức này là chìa khóa cho sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại. Những phát minh, những bế tắc được tháo gỡ đều phải bằng hình thức tư duy, suy nghiệm kéo dài hay là thiền có đề mục vậy.

Thiền không đề mục: Tức là không còn đề tài hay đối tượng nữa. Điều lầm lẫn ở đây là không phải trạng thái tâm thức rỗng không, mà phải suy nghiệm về cái trống không đó. Điều đó hiểu như thế nào? Lão Tử cho đó là “Đạo” trong câu: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.”

Phải chăng đó là nguồn gốc, là quá trình bùng nổ ban đầu của vũ trụ?

8. Nhánh 8 Yoga cổ điển: Tam-ma-địa – Samādhi là gì?

Tam-ma-địa (samādhi) là Giác ngộ – Đỉnh điểm của quá trình thiền định.

Nhờ sự trình hiện chân thật của bản chất đối tượng mà hành giả đang quán chiếu. Hành giả siêu việt ngay cả sự nhận thức đối tượng.

Luan-hoi

Chính vì Yoga có nguồn gốc cổ xưa, nên gần như các kiến thức về phương pháp luyện tập này bị mài mòn đi ít nhiều. Rất ít ai đạt được đến cấp độ Tam-ma-địa này. Đây là cấp độ cao nhất của Yoga cổ điển. Giai đoạn này là niềm mơ ước không những của các yogi mà còn của các tín đồ các tôn giáo khác. Gọi đó là hòa nhập vào “tâm thức của vũ trụ” hay “nhập Niết bàn” hay “trở về bản lai diện mục” đều có ý nghĩa là đắc đạo. 

Trạng thái này do sự chín mùi của thiền. Điều chúng ta không bao giờ hiểu được nếu không trực tiếp trải nghiệm qua công phu tu tập. Vì các vị đạt được đã không nói gì về trạng thái này, nếu có chỉ là bóng gió.

Một vấn đề làm không ít người ngạc nhiên là do sai lạc, do ảo giác một số hành giả cũng tới trạng thái này, nhưng về mặt đối nghịch. Tai hại hơn họ cũng có những quyền năng tương đương, nhưng lại đi tới điều mọi người cho là “tà đạo”. Chính vì vậy, giữ được giới luật trong 2 nhánh đầu (yama và niyama) là vô cùng quan trọng.

Kết luận – Yoga là gì?

Hy vọng bạn đã hiểu về “Yoga là gì” “nguồn gốc yoga”. Sự kỳ diệu của Yoga chính là thông qua việc luyện tập của thể xác để khai tâm. Giúp con người giác ngộ, từ bỏ lối sống không lành mạnh, những tính xấu và hoàn thiện bản thân hơn. Với hàng nghìn lợi ích của Yoga, bộ môn này được xem là hình thức luyện tập thể thao lâu đời và đáng tin cậy nhất trên thế giới.

Yoga-la-gi

Yoga là một con đường của sự hiểu biết về bản thân, về sự rộng mở ý thức về cơ thể, tâm trí và năng lượng vi tế của nó. 

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết! Để hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan, bạn có thể theo dõi chuyên mục Yoga của mình.

Cầu chúc bình an và hạnh phúc sẽ đến với bạn và tất cả mọi người!

Thân ái,

Mình là Jenny từ Wikihanhphuc.com

Ủng hộ mình tại fanpage: Wiki Hạnh Phúc – Jenny’s . Rất vui khi có duyên được trò chuyện cùng bạn!

Xem thêm:

>> Hít thở trong yoga đúng cách – Thở bằng cơ hoành

>> Pancha Kosha là gì? Nhận biết 5 Lớp năng lượng vi tế của cơ thể người

>> 11 Động tác yoga đơn giản tại nhà | CÓ HÌNH ĐỘNG

>> Giải nghĩa 5 Quy tắc trong nhánh Niyama Yoga

>> 8 Bài tập Yoga cho khuôn mặt | Chống lão hóa – Trẻ hoá làn da