You are currently viewing Bản chất của thiền | Bí mật của thiền là gì?

Bản chất của thiền | Bí mật của thiền là gì?

Bản chất của thiền kỹ thuật thiền định hiệu quả Bản chất của thiền là gì? Bí mật của thiền nằm ở đâu? Chúng ta đã nghe về nhiều về các kỹ thuật thiền định. Nhưng trước khi áp dụng các kỹ thuật này, hãy cùng Wiki Hạnh Phúc tìm hiểu bí mật của thiền trong bài viết dưới đây.

📌 Hashtag: #Thiền

Xem thêm:

>> Chuyên mục: YOGA

Thiền định đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Bước ra ngoài khuôn khổ của sự tu hành, thiền giờ đây được đông đảo mọi người đón nhận và thực tập như một phương pháp để giải tỏa căng thẳng, tìm lại sự an ổn trong tâm hồn.

Có rất nhiều khái niệm thiền khác nhau. Và cũng có rất nhiều cách thực hành thiền và ngồi thiền khác nhau. Thông thường, ta thường biết đến thiền như một phương pháp tu hành trong Đạo Phật. Cũng nghe nhiều đến thiền trong Yoga. Bên cạnh đó, thiền cũng có mặt trong nhiều tôn giáo khác như Kito giáo, đạo Jain…Tuy nhiên, thực tế thiền bắt nguồn từ triết học Ấn độ cổ. Có trước khi Phật Thích Ca ra đời.

Bản chất của thiền là gì?

Dù đa dạng về định nghĩa và khái niệm như vậy, nhưng:

Bản chất của thiền là phương pháp rèn luyện cho tâm mình chuyên chú vào một đối tượng hay tư duy một sự kiện, vấn đề nào đó. Từ đó, những xáo động của tâm trở nên lắng dịu lại. Nhờ vậy mà con người cảm nhận được sự bình an trong sâu thẳm tâm hồn mình.

Ban-chat-cua-thien-5-ky-thuat-thien-dinh

Bí mật của thiền định là gì?

Bí mật của thiền là sử dụng kỹ thuật thiền định.

Mặc dù nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng với người mới bắt đầu thường cho rằng, thiền là phương pháp thực hành làm trống tâm trí. Họ ngồi nhắm mắt lại và mong đợi mọi suy nghĩ sẽ tan biến dễ dàng.

Điều này sẽ không hiệu quả. Vì bản chất của tâm trí là suy nghĩ. Và suy nghĩ là công việc chính của nó.

Đừng bỏ qua:

Lan-song-cuon-trao-khi-thien

Chúng ta không thể đòi hỏi tâm trí phải đi ngược lại bản chất của nó.

Như vậy, chúng ta không thể đòi hỏi tâm trí phải đi ngược lại bản chất của nó.

Tuy nhiên, tâm trí có thể đi đến trạng thái nhận thức không suy nghĩ. Kích động bằng cách đưa nó đến nhận thức tập trung – Nhất tâm.

Như vậy, kỹ thuật thiền định được coi là công cụ, phương tiện để chúng ta đạt được hiệu quả của thiền.

Có những kỹ thuật thiền định nào?

Có rất nhiều kỹ thuật thiền định. Nhưng tựu chung lại, chúng đều có mục đích khai thác sự tập trung đến mức tâm trí đi vào trạng thái tỉnh giác, không suy nghĩ.

Có 5 kỹ thuật thiền định phổ biến bao gồm:

#1 Kỹ thuật Thiền Hơi thở

Thiền hơi thở là một kỹ thuật thiền định phổ biến. Đây là phương pháp thiền rất giản dị nhưng vô cùng hiệu quả. Nó cũng được sử dụng trong nhiều trường phái thiền khác nhau.

Đây là kỹ thuật thiền định tập trung vào điều hoà hơi thở. Người thực hành sẽ thở chậm và sâu. Vừa tập trung thở vừa tĩnh tâm lại. Nếu tâm đi lạc, chỉ cần nhẹ nhàng hướng tâm trở lại với hơi thở.

Thien-hoi-tho

Phương pháp này giúp chúng ta nhanh chóng tĩnh tâm lại, bớt lo lắng, cải thiện sự tập trung và cân bằng cảm xúc.

Bạn có thể tham khảo cách thở trong bài viết: >> Hít thở trong yoga đúng cách – Thở bằng cơ hoành.

#2 Kỹ thuật Thiền Chánh niệm

Thiền chánh niệm cũng là kỹ thuật thiền định được áp dụng nhiều hiện nay. Người luyện tập sẽ cảm nhận không gian xung quanh bằng cả 5 giác quan. Luôn luôn hoạt động trong tỉnh thức. Lúc đi biết mình đang đi, lúc nói biết mình đang nói, lúc ăn biết mình đang ăn…

Đây là phương pháp bạn có thể thực hành mọi lúc mọi nơi. Không nhất thiết chúng ta phải ngồi trên đệm thiền. Chúng ta có thể thiền đi bộ, thiền ngủ ngon, thiền trong từng hành động…

Thien-chanh-niem

Ngoài các tác dụng phổ biến như giảm lo lắng, tăng cường tập trung, kỹ thuật thiền định này còn giúp bạn giảm thiểu các suy nghĩ tiêu cực, tăng cao hiệu quả hoạt động nhờ sự tập trung, giảm thiểu các tai nạn.

#3 Kỹ thuật Thiền Quán tưởng

Hiểu đơn giản, kỹ thuật thiền này tập trung vào một hình ảnh xuất hiện trong tâm trí. Một hồ nước, một bờ biển hoặc một khu rừng với tiếng chim hót và tiếng suối chảy róc rách…Việc này giúp mang lại cảm giác bình yên.

Thien-quan-tuong

Ở cấp độ trang nghiêm hơn, người thực hành có thể tập trung vào hình ảnh các vị Thần, Phật. Để giác ngộ được các phẩm chất từ bi và trí tuệ của các Ngài. Tuy nhiên, do đặc tính phức tạp của thực hành tâm linh, đây là kỹ thuật nên có sự hướng dẫn của các vị thầy thiền định.

#4 Kỹ thuật Thiền Chú

Trì chú là các phương pháp được sử dụng phổ biến trong các tôn giáo. Khi tụng kinh hoặc trì trú, tâm trí nên tập trung vào âm thanh của từ và giai điệu.

Kỹ thuật thiền định này sử dụng một từ hoặc một cụm từ lặp đi lặp lại nhằm giải toả tâm trí và bộc lộ sức mạnh tâm linh của chúng ta. Thần chú cũng đôi khi đi kèm với các giai điệu. Âm “Om” là một âm phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng. Đây được coi là âm thanh của vũ trụ.

Ky-thuat-thien-chu-tung-kinh

Việc thực hành kỹ thuật thiền chú cũng giúp chúng ta tìm được sự bình an trong tâm trí. Giúp con người kết nối được với các phẩm chất tốt đẹp bên trong như sự từ bi và lòng yêu thương.

>> [Review Sách] Luật Hấp Dẫn – Cuốn sách cần trên con đường phát triển tâm thức

#5 Kỹ thuật Thiền Vận động

Kỹ thuật thiền vận động là việc kết hợp giữa thiền và các hoạt động. Bạn nên chọn những hoạt động có tính chất lặp lại hoặc dễ giúp bạn vào “mạch” tĩnh tâm.

Ví dụ như: Đi bộ và Yoga.

Ky-thuat-thien-van-dong-Yoga

Đây là hai phương pháp luyện tập nhẹ nhàng. Phù hợp với nhưng ai khó ngồi yên một chỗ. Đây cũng là một kỹ thuật thiền được nhiều người biết đến.

Kỹ thuật thiền định nào tốt?

Không có kỹ thuật thiền nào tốt hơn hoặc kém hơn kỹ thuật khác. Bí quyết của thiền là tìm ra kỹ thuật giúp người thiền tập trung tâm trí một cách nhanh chóng nhất.

Điều này đòi hỏi sự thử nghiệm và thời gian để đầu óc dần quen với kỹ thuật mới. Tốt nhất là chúng ta nên thực hành một kỹ thuật trong vài tuần để cảm nhận hiệu quả. Trước khi tiếp tục thực hành các kỹ thuật khác.

Mỗi kỹ thuật thiền định có đặc điểm và cách thức thực hiện riêng. Nhưng tựu chung lại đều hướng tới bản chất của thiền. Nhằm cải thiện sự tập trung, giải toả căng thẳng, stress trong cuộc sống. Bên cạnh đó, thiền sẽ giúp kiểm soát tâm trạng và cân bằng cảm xúc. Thứ chủ yếu xuất phát từ các vọng tưởng mà ra. Hy vọng rằng, những chia sẻ ở trên sẽ hữu ích cho quá trình thực hành của bạn. Hãy sống trọn vẹn với hiện tại theo đúng nghĩa đen của nó! Chúc bạn thành công

Nguồn: Yogapedia, Tổng hợp/ Biên dịch và tổng hợp: Jenny

Cầu chúc bình an và hạnh phúc sẽ đến với bạn và tất cả mọi người!

Thân ái,

Mình là Jenny từ Wikihanhphuc.com

Ủng hộ mình tại fanpage: Wiki Hạnh Phúc – Jenny’s . Rất vui khi có duyên được trò chuyện cùng bạn!

Xem thêm:

>> Thiền quét cơ thể là gì? Có tác dụng như thế nào?

>> Trí tuệ trái tim: Cách sống bằng “bộ não” thực sựa

>> 6 Kỹ thuật để Duy trì “Hiện tại”

>> [Question] Tôi đang đấu tranh để bắt đầu với thiền định, tôi nên bắt đầu từ đâu?