Sợ hãi là gì? Bản chất của nỗi sợ hãi là gì? Tại sao chúng ta lại sợ hãi? Chúng ta đều biết rằng “sợ hãi” là một cảm giác cực kỳ phổ biến. Nhưng con người lại thường bỏ qua các câu chuyện sâu xa về chúng. Trong bài viết này, Wiki Hạnh Phúc sẽ cùng bạn khám phá sâu hơn về cảm xúc tiêu cực này và cách vượt qua chúng!
Đừng bỏ lỡ:
>> Review Sách Muôn kiếp nhân sinh phần 2 | HOT
>> Bản chất của thiền | Bí mật của thiền là gì?
>> Kiềm chế cảm xúc | Cách điều phục cảm xúc mạnh
Bản chất của sợ hãi là gì?
Sợ hãi tiếng Anh là gì? Sợ hãi trong tiếng anh là fear (Phiên âm: /fɪər/). Cách đọc như sau:
Trong quá trình tìm hiểu, bạn có thể đọc các tài liệu tiếng anh về nỗi sợ hãi. Đây là tip để tìm kiếm nguồn tri thức rất phong phú. Bạn không nhất thiết phải tự dịch. Việc của bạn là tìm kiếm sợ hãi là gì bằng tiếng anh, nguyên nhân của nó…Google sẽ giúp bạn dịch toàn bộ bài viết. Trong bài viết này, mình cũng gửi tới bạn bản biên dịch một bài viết về nỗi sợ hãi. Mà mình tin là nó sẽ hữu ích phần nào với bạn. Cùng tìm hiểu nhé!
(Nếu bạn đang chơi vơi, cô đơn, lạc lõng và mất cân bằng, thì bài viết này có đầy đủ thông tin dành cho bạn: Cân bằng cuộc sống là gì?)
Vậy sự sợ hãi được định nghĩa là gì?
“Sợ hãi là cảm xúc tiêu cực – là trạng thái sinh ra bởi tâm lý bất an, bồn chồn. Sợ hãi xuất phát từ việc nhận thức các mối đe dọa. Đây là một cơ chế sinh tồn cơ bản xảy ra khi phản ứng với một kích thích cụ thể. Chẳng hạn nguy hiểm đe dọa tổn thương về tinh thần hoặc thể xác.”
Hiểu sợ hãi là gì sẽ giúp bạn vượt qua được cảm xúc này
Nói ngắn gọn, sợ hãi là khả năng nhận ra nguy hiểm. Khiến con người chạy trốn khỏi nó hoặc chiến đấu chống lại.
Đây là một cảm giác tiêu cực, khó chịu, không thoải mái về những gì sắp xảy ra. Nó xuất phát từ những ấn tượng hoặc những gì xảy ra trong quá khứ. Các ấn tượng này hình thành các mô típ suy nghĩ xoay quanh nỗi sợ hãi đó. Như một cách giúp bảo vệ chúng ta trong tương lai.
Người ta gọi các ấn tượng này là: Các mạch vật lý liên quan đến tính linh hoạt thần kinh của bộ não. Chúng ta cần nhớ lại rõ ràng những sự kiện tiêu cực, đe dọa trong quá khứ. Đặc biệt là chúng đã khiến chúng ta cảm thấy thế nào. Từ đó có cách tránh những tình huống tương tự và đau đớn hơn trong tương lai.
Gốc rễ nguyên thủy của nỗi sợ hãi là gì?
Sợ hãi có nguồn gốc tiến hóa mạnh mẽ. Là một loài, chúng ta luôn muốn mọi thứ luôn ổn định, có thể dự đoán được và nằm trong tầm kiểm soát. Vì điều đó mang lại cho chúng ta cơ hội sống sót tốt nhất.
Chúng ta thường muốn kiểm soát về bản thân, cuộc đời mình. Vạch ra những mong muốn hay tránh những phiền phức… Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế, mọi thứ luôn thay đổi. Điều này dẫn đến chúng ta ít có khả năng kiểm soát hơn. Vì vậy mà chúng ta cảm thấy dễ bị tổn thương.
Sợ hãi giúp chúng ta nhận ra các nguy hiểm
Chúng ta không thể ở trong “một cái ổn định” đã vạch ra đó mà tách biệt mình với thế giới – Thứ luôn-thay-đổi. Cần phải thừa nhận rằng, tất cả vạn vật đều có sự kết nối và tác động lẫn nhau. Chính vì không thể dự đoán được, nên sự lo lắng, sợ hãi sẽ thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống thường nhật.
Cảm giác sợ hãi xuất hiện khi nào?
Cảm giác sợ hãi sẽ xuất hiện khi chúng ta có thấy rằng mọi thứ đang vượt khỏi tầm kiểm soát của mình. Rằng chúng ta dễ bị thất bại hoặc tổn thương theo một cách nào đó. Thậm chí là đối diện với sự từ chối của xã hội.
Nghe có vẻ kịch tính, nhưng khoa học thần kinh hiện đại đã xác nhận điều đó. Là một loài, sự chấp nhận của xã hội là điều rất quan trọng đối với chúng ta. Việc được săn đón, trở thành một phần của “bộ lạc” giúp chúng ta có cơ hội sống sót và bảo vệ chúng ta trong những thời điểm khó khăn.
Sợ đối diện với sự từ chối của xã hội là căn nguyên của nỗi sợ hãi
Phần não nguyên thuỷ của chúng ta cực kỳ quan tâm đến việc bảo vệ ta khỏi bị tổn hại. Đó là lý do tâm trí liên tục quét môi trường xung quanh để tìm các mối đe dọa tiềm ẩn hoặc những thứ nổi bật và có vẻ đặc biệt. Nếu một điều gì đó không quen thuộc hoặc nhắc nhở chúng ta về những tổn thương trong quá khứ, nó sẽ cảnh báo bằng cảm giác sợ hãi. Thường mà chúng ta thậm chí không nhận thức được điều này.
Điều thú vị về nỗi sợ hãi đó là: Trải nghiệm sợ hãi được trải qua nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nhiều so với những trải nghiệm hạnh phúc. Thêm vào đó, chúng nổi bật và sống động hơn trong tâm trí khi chúng ta nhìn lại quá khứ.
Hiểu về nỗi sợ hãi ngày nay
Ngày nay, phần lớn nỗi sợ hãi mà chúng ta phải đối mặt không liên quan đến khả năng chúng ta bị tổn hại hoặc bị giết về thể chất, vì điều này hiếm khi xảy ra trong hầu hết các xã hội hiện đại.
Thay vào đó, nó xoay quanh sự phản đối của xã hội. Đáng buồn thay, chúng ta thường sợ hãi những người mà chúng ta quan tâm nhất. Điều này có ý nghĩa bởi vì chúng ta sẽ phải chịu đựng rất nhiều nỗi đau nếu cảm thấy họ từ chối chúng ta. Sự sợ hãi đôi khi là những tổn thương thủa nhỏ. (Đứa bé ở bên trong bạn thường bị bỏ qua).
Đôi khi những tổn thương ngày nhỏ là nguyên nhân cho sự bất an ở hiện tại. Giải pháp ở đây là tìm về và chữa lành chúng
Đồng thời, chúng ta cũng sợ những nhân vật có ảnh hưởng đến cuộc sống của mình (như sếp, cha mẹ hoặc đồng nghiệp…) và thường là bất kỳ ai cảm thấy “khác” với chúng ta.
Nhiều người thực hiện các hoạt động hàng ngày bình thường của mình mà không bao giờ quan tâm đến những loại sợ hãi này. Thật khó để thay đổi hành vi của chúng ta, nếu trước tiên chúng ta không thể xác định chính xác những nỗi sợ hãi phi lý ẩn sâu bên trong mình. Nỗi sợ hãi đó thực sự tồn tại. Và có tác động làm thay đổi sự tập trung, nhận thức, phán đoán và hành động của chúng ta. Chúng ta không có cách nào để phá vỡ chu kỳ sợ hãi cho đến khi điều chỉnh được nguồn gốc của chúng.
Giải pháp thoát khỏi nỗi sợ hãi là gì?
Thông thường, thủ phạm gây ra nỗi sợ hãi là những suy nghĩ theo thói quen của chính chúng ta và những niềm tin cốt lõi về bản thân mình (cái tôi). Chính vì vậy, để thoát khỏi nỗi sợ hãi, chúng ta phải trở về với chính mình. Bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây.
#1 Thiền chánh niệm
Đây chính là lúc thiền phát huy tác dụng. Thiền chánh niệm giúp chúng ta nhận thấy những dòng chảy tiềm ẩn trong chúng ta. Điều khiến nỗi sợ hãi nảy sinh. Thiền đưa chúng ta ra khỏi những chu kỳ suy nghĩ – thứ khiến chúng ta bị cuốn đi và suy ngẫm quá nhiều về quá khứ, hiện tại, tương lai.
Thiền chánh niệm là giải pháp hữu hiệu giúp chúng ta đào sâu bên trong mình
Việc “có mặt” trong hiện tại, thay vì chìm đắm trong những lo lắng về quá khứ, tương lai vô cùng quan trọng. Điều này giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi. Phá vỡ các khuôn mẫu suy nghĩ theo thói quen. Từ đó đào sâu vào bên trong phát triển sức mạnh nội tâm.
(Để hiểu hơn về việc có mặt trong từng khoảnh khắc, bạn tham khảo bài viết này: 6 Kỹ thuật để duy trì “hiện tại”)
Thực hành thiền để xua tan nỗi sợ hãi:
Việc chúng ta cần làm chỉ đơn giản là tập trung vào hiện tại. Trải nghiệm những gì đang thực sự diễn ra ngay trước mắt, không phán xét và không thêm bất cứ điều gì khác. Nhận thức này được trải nghiệm bằng cách điều chỉnh trực tiếp mọi thứ bằng các giác quan của chúng ta. Sử dụng cơ thể và các giác quan thay vì trí óc không ngừng nghỉ.
Hãy tự hỏi mình: Bạn đang thực sự sợ hãi điều gì lúc này? Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu mọi thứ diễn ra không như ý muốn là gì? Kể cả điều tồi tệ ấy xảy ra, bạn có những nguồn lực nào, những giải pháp nào (cả bên trong và từ những người xung quanh) để vượt qua vấn đề này?
Hãy tìm hiểu nỗi sợ hãi của mình là gì
Trong quá trình tìm hiểu, hãy chấp nhận bất cứ cảm xúc nào xuất hiện như chúng vốn có.
Hãy nhớ: Không đánh giá, không phán xét chỉ trải nghiệm.
#2 Xây dựng Lòng tin
Để xoá tan nỗi sợ hãi, bên cạnh việc duy trì có mặt trong khoảnh khắc hiện tại, chúng ta cần học hỏi và bồi dưỡng sự tin tưởng. Tin tưởng mình và tin tưởng người khác.
Nếu không có sự tin tưởng, bạn không thể sống mà không sợ hãi. Tin tưởng là hiện thân của lòng tốt và tiềm năng bên trong bạn.
Niềm tin tạo cảm giác an toàn, vững chãi
Tin tưởng gây dựng cảm giác an toàn. Trái ngược với nó, những trải nghiệm tiêu cực có xu hướng tạo ra những vòng luẩn quẩn. Khiến chúng ta bi quan hơn, phản ứng thái quá, cô lập và phi lý trí.
#3 Xây dựng Tình thương
Cuối cùng, để xua tan nỗi sợ hãi đòi hỏi rất nhiều lòng từ bi, sự tìm hiểu nhẹ nhàng, sự kiên nhẫn và bền bỉ. Chúng ta tìm sâu vào bên trong để khai mở ra những suy nghĩ bị chôn vùi trong tiềm thức. Thứ thực sự là gốc rễ của nỗi sợ hãi.
Đa số trong số đó chỉ đơn giản là những thói quen, lối mòn suy nghĩ.
Bởi vậy, chúng ta không nên hạ bệ bản thân vì cảm thấy sợ hãi. Mà cần thể hiện lòng trắc ẩn và tin tưởng rằng: Ta có khả năng vượt qua bất cứ điều gì khiến chúng ta sợ hãi.
Học cách Không bao giờ sợ hãi
Như vậy, lý do chính khiến chúng ta sợ hãi là để giữ mình được an toàn. Nỗi sợ hãi là một phần trong cuộc sống của mỗi người. Chúng không phải là thứ mà chúng ta cần cảm thấy xấu hổ hay phải triệt để loại bỏ. Miễn là chúng ta cam kết nhận thức, tiếp tục với những trải nghiệm chánh niệm của mình, cởi mở và thực hành lòng tốt với bản thân. Rất có thể chúng ta sẽ thấy rằng hầu hết nỗi sợ hãi của chúng ta sẽ tự tan biến theo thời gian.
Trên đây là định nghĩa về “nỗi sợ hãi là gì”, cách tìm thông tin về sợ hãi bằng tiếng Anh, nguồn gốc nguyên thuỷ của nó. Rất mong những thông tin này sẽ giúp cuộc sống của bạn thay đổi tích cực. Vì chúng ta đều xứng đáng có một cuộc đời an yên, hạnh phúc!
Nguồn: Yogapedia
Cầu chúc bình an và hạnh phúc sẽ đến với bạn và tất cả mọi người!
Thân ái,
Mình là Jenny từ Wikihanhphuc.com
Ủng hộ mình tại bằng cách xem qua website này: > Nắp hố ga < và góp ý giúp mình qua email wikihanhphuc@gmail.com. Rất vui khi có duyên được trò chuyện cùng bạn!
Xem thêm:
>> Thiền là gì? Người bình thường có thiền được không?
>> 6 Cách thiền cho người mới bắt đầu: Cách tìm điểm bắt đầu