Khai thác “trí tuệ bẩm sinh” của trái tim cho phép chúng ta mở ra những trải nghiệm phong phú và sâu sắc hơn về cuộc sống. Hầu hết các nhà thần bí, tiên kiến và hiền triết cổ đại từ lâu đều biết rằng: Bản ngã cao hơn của chúng ta nằm trong trung tâm trái tim. Họ trực giác tin rằng trạng thái của tình yêu là vô điều kiện. Sự sống ở trung tâm trái tim mới là bản chất thực sự của chúng ta – linh hồn của chúng ta . Họ đã làm thơ thể hiện khát vọng thoát ra khỏi bản ngã. Sống hoàn toàn từ trí tuệ cao nhất của trái tim. Và sử dụng tình yêu như một công cụ chính để kết nối với Thần.
Xem thêm:
>> Tâm linh là gì? | Hiểu đúng bản chất để đi đúng đường
Trái tim tâm linh – Trí tuệ trái tim
Trái tim tâm linh là điểm tiếp cận cần thiết để chuyển hóa tâm một cách sâu sắc. Thậm chí là giác ngộ.
* Lưu ý: Bài viết dài, bạn có thể lưu lại để tiện đọc. Nghe nhanh Audio bài viết ở video dưới đây:
[️🎧 Audio] Trí tuệ trái tim: Cách sống bằng “bộ não” thực sự (Nguồn: wikihanhphuc.com)
Yogis (những người luyện tập yoga), nhà thơ Sufi , Toltecs, người Hy Lạp – tất cả những nhà yoga truyền thống này đều biết rằng:
“Trí tuệ cư trú trong trái tim thiêng liêng hơn nhiều lần so với trí thông minh của tâm trí”.
Họ biết rằng bên trong trái tim thiêng liêng này là sống với tình yêu vô hạn. Sống với trí tuệ không giới hạn và một ý thức cao. Hơn bất cứ điều gì chúng ta có thể trải nghiệm thông qua bản ngã của mình.
Nếu bạn hỏi Đức Phật định nghĩa của Bồ đề tâm là gì. Ngài có thể sẽ nói rằng đó là cách để vượt qua cuộc sống với một trái tim rộng mở. Để nó có thể tiếp nhận và nắm giữ tuyệt đối những khoảnh khắc mà nó tiếp xúc với mọi người và mọi hoàn cảnh.
Có một trái tim đến trái tim
Một ngày, bạn đọc một bài thơ tình buồn, nghe một bản nhạc buồn hay xem một đoạn phim buồn. Bạn thấy trái tim mình đau nhói vì tình yêu. Ấy chính là bạn đang chạm vào tình yêu vô điều kiện và trí tuệ trái tim đó. Không có gì ngạc nhiên khi ngay cả khoa học phương Tây hiện đại cũng đã chứng minh điều này.
Viện nghiên cứu Heartmath ((Institute of HeartMath – IHM) đã chỉ ra rằng, trái tim có thể tạo ra trường điện từ rất mạnh. Thậm chí gấp hàng trăm lần trường điện từ xung quanh não.
“Trường điện từ này thấm vào mọi tế bào và có thể hoạt động như một tín hiệu đồng bộ cho cơ thể. Tương tự như thông tin mang bởi sóng vô tuyến. Đặc biệt, nghiên cứu cũng cho thấy năng lượng này không chỉ được truyền đến não bộ mà còn có thể được người khác phát hiện trong một phạm vi giao tiếp nhất định. Dữ liệu cũng cho thấy các tế bào được nghiên cứu trong ống nghiệm cũng phản ứng với trường điện từ sinh học của trái tim.
(Điều này tương đồng với các thông tin về luân xa trong các tài liệu cổ điển. Bạn có thể xem thêm về Luân xa tim trong bài viết này).
Nghiên cứu của IMH cho thấy trái tim tạo ra trường điện từ lớn nhất trong cơ thể. Điện trường được đo bằng điện tâm đồ (ECG) có biên độ lớn hơn khoảng 60 lần so với sóng não được ghi lại trong điện não đồ (EEG). Thành phần từ trường của tim, mạnh hơn khoảng 5.000 lần so với bộ não tạo ra. Và chúng không bị cản trở bởi các mô, có thể đo được ở cách cơ thể vài mét.
Và trái tim giữ vai trò quyết định cảm xúc chứ không phải não bộ.
Tại IHM, Tiến sỹ McCraty và cộng sự đã tích lũy các bằng chứng thuyết phục cho thấy nhịp điệu của tim (rhythms of the heart). Được định nghĩa là biến thiên nhịp tim (heart rate variability- HRV). Có rất nhiều tác dụng chứ không chỉ giữ cho máu lưu thông trong cơ thể. HRV có xu hướng không ổn định và rối loạn trong lúc con người cảm thấy căng thẳng. Tạo ra sự truyền dẫn tín hiệu từ tim đến não. Làm ức chế khả năng suy nghĩ tỉnh táo và đưa ra quyết định hiệu quả của con người. Tuy nhiên, trong trạng thái cảm xúc tích cực, nhịp điệu của trái tim là một dạng sóng mượt mà và hài hòa (coherence patterns).
Tiến sỹ Y khoa Karl Pribram, người được coi là cha đẻ của khoa học thần kinh nhận thức hiện đại, đã đưa ý tưởng rằng:
Bộ não người ở cấp độ chức năng chỉ là một hệ thống nhận biết, lưu trữ các mẫu trải nghiệm. Gồm trải nghiệm nhận thức và trải nghiệm cảm xúc (cognitive and emotional experiences). Priham cho rằng, vì trái tim là nguồn gốc chính của mọi dạng sóng (patterns) có nhịp điệu (rhythmic) trong cơ thể, trái tim giữ vai trò chính trong trải nghiệm cảm xúc của mỗi chúng ta.” (Nguồn: trithucvn.org)
Để trở nên hòa hợp với trí tuệ trái tim, đôi khi bạn có thể thấy đau đớn và khá phức tạp. Bạn có thể thấy nhói ở tim khi trái tim ngày càng mở rộng hơn. Điều đó cũng không sao. Bạn cần phải trải qua những trải nghiệm đau đớn sâu sắc trước. Rồi mới có thể cởi mở và sáng suốt hơn. Đến mức kiến thức của nó tuôn trào với ánh sáng và sức sống. Khi ấy, bạn thậm chí có thể mở rộng trái tim của những người đang đóng chặt chúng trong nỗi sợ hãi vô cùng.
‘Sống bằng trí tuệ trái tim’ là như thế nào?
Khi sống bằng trí tuệ trái tim, cuộc sống trở nên tự do hơn và ít phải đấu tranh hơn. Chúng ta học cách buông bỏ. Chúng ta tha thứ cho tất cả mọi người. Chúng ta phá vỡ mọi rào cản che chắn trái tim. Để có thể yêu thương tất cả mọi người ta gặp một cách vô điều kiện. Đây là điều mà trái tim thiêng liêng biết phải làm. Chúng ta có thể trở nên dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, điều này cho phép bạn tự yêu bản thân. Phát triển lòng từ bi sâu sắc, cũng như tình yêu và lòng trắc ẩn sâu sắc đối với mọi người.
Trí tuệ trái tim không biết ngăn cách như bản ngã. Nó hòa làm một với tất cả. Để chúng ta không bám víu cố chấp vào con người, địa điểm hay sự vật nữa. Chúng ta biết rằng: Tất cả chúng ta là một. Đây cũng là một trong những mục đích chính của yoga – Trải nghiệm tính duy nhất phổ quát đó. Những niềm tin, định kiến trước đây hoàn toàn biến mất. Chúng ta sống với một tấm lòng nhẹ nhàng và buông xả tất cả những chấp niệm.
Chúng ta thoát ra khỏi con đường của chính mình. Trải nghiệm cuộc sống như một dòng chảy của trí tuệ phổ quát rộng khắp. Chúng ta có thể tin tưởng rằng mọi thứ đang xảy ra vì lợi ích của tất cả chúng ta.
Bước qua cuộc đời với trái tim thiêng liêng như một người bạn tâm giao là điều khôn ngoan nhất nên làm. Tất nhiên, chúng ta vẫn có thể tìm kiếm sự hướng dẫn từ bạn bè, giáo viên và người cố vấn. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng trái tim ta hiểu rõ nhất. Càng vun đắp tình bạn sâu sắc đó, ta càng biết chân lý đơn giản nằm trong cốt lõi của chính chúng ta ở hiện tại.
Xem trái tim mình muốn gì?
Có rất nhiều loại thiền cũng như các bài tập yoga tập trung vào trái tim để thực hành. Nên nếu những điều kể trên chạm tới trái tim bạn. Và dường như có một con đường dẫn dến giác ngộ vang dội trong tim bạn. Thì hãy bắt đầu tìm hiểu những điều đó. Chắc chắn, bạn sẽ rất vui và không còn gì phải hối tiếc vì bạn đã thực sự làm!
Nguồn: Jenny tổng hợp từ Yogapedia, Trí thức VN
Cầu chúc bình an và hạnh phúc sẽ đến với bạn và tất cả mọi người!
Thân ái,
Mình là Jenny từ Wikihanhphuc.com
Ủng hộ mình tại Channel: Wiki Hạnh Phúc . Rất vui khi có duyên được trò chuyện cùng bạn!
Xem thêm:
>> 99% Chưa rõ những điều Phật dạy về tình yêu
>> [Review Sách] Hành trình về Phương Đông – Cuốn sách bất hủ
>> Cách mở Luân xa Trái tim để Tha thứ | Gốc rễ của sự tha thứ