You are currently viewing ➡️ 99% Chưa rõ những điều Phật dạy về tình yêu

➡️ 99% Chưa rõ những điều Phật dạy về tình yêu

Phật dạy về tình yêu Phật dạy về tình yêu như thế nào? Mỗi khi nói về đạo Phật thì người ta thường nghĩ đến những người xuất gia. Nên đôi khi, chúng ta thường lần tưởng rằng Phật giáo phản đối tình yêu. Nhưng liệu có phải như vậy? Nếu dẹp bỏ định kiến ấy, thì ứng dụng Phật giáo trong đời sống tình cảm như thế nào? Cùng đồng hành với Wiki Hạnh Phúc trong bài viết dưới đây!

* Đôi dòng trước khi vào bài: Đây là bài viết giá trị nhất về tình yêu mà mình sưu tầm được. Mình rất vui vì bạn đã đọc đến bài viết này. Thật lòng mong những điều này sẽ chạm được đến tâm hồn bạn như cách mà nó chạm đến mình. Cùng mình đọc nhé!

Di-chua-cau-giĐi chùa cầu gì? Cầu khấn như thế nào cho đúng khi lễ chùa?

Đi chùa khác với đi đền, phủ. Đi chùa đầu năm là một nét truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt ta từ xưa tới nay. Nhưng không phải ai cũng biết mục đích vào chùa là gì? Và cầu khấn như thế nào mới đúng.

Xem thêm:

>> Nên bắt đầu đọc sách từ đâu? Hãy bắt đầu với các dòng sách này!

>> Tình ái là cội gốc của luân hồi sinh tử

>> Chiết tự chữ Phật 佛 | Tinh hoa trong từng con chữ

Những người đi theo đạo Phật chia thành những còn đường nào?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu được mục đích của Đạo Phật là gì? Mục đích của Phật giáo là hướng con người đến giác ngộ, thoát khỏi những khổ đau, phiền não.

Khi càng tìm hiểu về Đạo Phật, bạn sẽ càng thấy rằng, đây là tôn giáo duy nhất không ép buộc con người theo giới luật mà chỉ hướng dẫn, phụng sự giúp đời. Những triết lý nhà Phật có thể ứng dụng rộng rãi trong đời sống và tất cả các mối quan hệ xã hội. Chỉ hướng cho con người sống hướng thượng. Hướng tới chân lý, cái tâm lương thiện nguyên thuỷ. Những lời Phật dạy trong đời sống, đặc biệt trong tình yêu luôn mang giá trị chân lý ngàn đời

Con-duong-dao-Phat

Mục đích của Phật giáo là hướng con người đến giác ngộ, thoát khỏi những khổ đau, phiền não.

Những người đi theo đạo Phật thường đi theo hai con đường chính:

Một là Xuất gia. Đây là con đường dành cho những ai muốn đi nhanh, đi đúng đường. Đây là con đường vô cùng chông gai, tuân thủ giới luật nghiêm ngặt. Con đường này thường dành cho những người có ý chí, nghị lực cao, có tâm từ bi lớn. Sẵn sàng hy sinh những mong muốn sở cầu của bản thân, để phụng sự Đạo pháp và chúng sinh. Những người này sống độc thân, không lập gia đình, không hưởng thụ khoái lạc lục dục của thế gian. Đời sống độc thân như vậy đã mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn cho sự tu tập và thực hành đạo pháp. 

Hai là Quy y Tam Bảo. Đây là những người sống đời sống phàm tục có gia đình và con cái. Họ sống và làm việc cùng với các hoạt động chung của xã hội. Tuy nhiên, đời sống của họ còn áp dụng thêm những tiêu chuẩn đạo đức mà Phật giáo quy định. Nhờ đó, giúp đời sống thường nhật đời sống tâm linh của họ ngày càng thăng hoa.

Như vậy, Đạo Phật không hề phản đối tình yêu. Những quan hệ tình cảm lứa đôi, sau cùng đi đến hôn nhân, thiết lập một đời sống gia đình là chuyện bình thường và rất tự nhiên. Thực tế, những lời Phật dạy về tình yêu mang tính ứng dụng cao. Hướng dẫn chúng ta thiết lập tình cảm nam nữ, tình nghĩa vợ chồng ngay trong đời sống hiện thực. Nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc trong đời này và nhiều đời sau. 

Phật dạy về tình yêu như thế nào?

Tình yêu nam nữ cũng như mọi thứ tình cảm khác có mặt trên cuộc đời đều cần được chăm sóc và vun bồi. Cũng như một cái cây cần chăm bón, tỉa tưới mỗi ngày. Tình yêu cần phải được nâng niu, trân quý và gìn giữ suốt cả cuộc đời mới mong bền vững, hạnh phúc. Nếu cứ mải miết lo thiệt hơn, thì đến bao giờ chúng ta mới tìm thấy hạnh phúc?

Cham-soc-tinh-yeu

Tình yêu cũng cần chăm sóc và vun bồi

? Hãy nhớ: Nuôi dưỡng mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc chứ không phải thỉnh thoảng.

Phật dạy về tình yêu như vậy. Nhưng việc nuôi dưỡng tình yêu không có nghĩa là cả ngày chỉ sống trong cơn mê tình, cả ngày chỉ nghĩ đến người yêu. Mà tình yêu đích thực được vun đắp từ sự tu dưỡng đạo đức, phát triển trí tuệ của bản thân. Sống chân thành, hiểu biết, chia sẻ và yêu thương hết lòng với người mình thương mới là con đường tới chân hạnh phúc. 

? Hãy nhớ: Tu dưỡng bản thân chứ không phải uốn nắn người khác theo ý mình.

1. Nguyên tắc chọn người yêu theo quan điểm Phật pháp

Trong một bài pháp thoại về tình yêu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, ông có chia sẻ một câu chuyện tình yêu giản dị thôi, nhưng hàm ý rất sâu sắc:

“…

Có một chàng trai ở vùng California – Mỹ, rất đẹp trai, học giỏi, tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng, có nhiều bạn gái xinh đẹp.

Chàng trai sống với mẹ, người mẹ biết trong các cô gái ngưỡng mộ con mình, có một cô gái không xinh nhất, cô không trắng, không cao lắm nhưng được chàng trai đặc biệt chú ý. Ngạc nhiên, người mẹ hỏi con trai:

– Vì sao con lại thích cô gái ấy, cô ta đâu có gì nổi bật?

– Cô ấy hiểu con – chàng trai trả lời đơn giản.

Chàng trai học ngành công nghệ thông tin nhưng rất hay làm thơ. Mỗi lần chàng đọc thơ, cô gái nọ lắng nghe rất chăm chú và có những nhận xét sâu sắc, trong khi những cô gái xinh đẹp kia không để ý gì đến. Chàng trai đã chọn người yêu không vì vẻ đẹp bề ngoài, mà bởi sự lắng nghe và thấu hiểu.

“Đạo Phật cũng dạy như vậy, có hiểu mới có thương, tình yêu phải làm bằng sự hiểu biết”

Thiền sư kết luận.

?  Như vậy, Phật dạy ta trong tình yêu: Muốn thương phải hiểu

1.1. Phật dạy: Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu

Trong đạo Phật, từ bi luôn gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.

Mỗi người có những nỗi niềm, khổ đau, bức xúc riêng. Nếu không hiểu, sẽ không thương mà chỉ toàn giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.

Đôi khi nhân danh tình thương, mà người ta làm khổ nhau.

Hieu-va-thuong

Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu 

Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.

Vậy nên, “có hiểu mới có thương” là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình.

Chọn người hiểu và thương mình – hãy nhớ – đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.

1.2. Chọn được rồi, nhưng hãy tự vấn mình:

Chọn được người hiểu và thương mình là điều tuyệt vời. Nhưng chúng ta đã hiểu và thương họ hay chưa? Hay chỉ toan giận hờn và trách móc người ta: Không chiều theo ý mình là không thương mình?

Hãy hiểu, thương và tương kính người yêu của mình. Đó cũng là nguyên tắc đem hạnh phúc đến cho người và cho mình!

Như vậy, Hiểu và Thương như các chất kết dính trong tình yêu. “Hiểu” nghĩa là hiểu tường tận, thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của đối phương. “Thương” là động lòng thương xót sâu xa trước tình cảnh nào đó. Hiểu và thương từng nào, tình cảm bền chặt từng đó.

2. Phật dạy về Đạo đức trong tình yêu

Để xây dựng tình yêu bền chặt, Phật dạy ngoài “hiểu và thương”, vẫn rất cần phải có “đạo”. Đạo ở đây là đạo đức trong tình yêu.

Phat-day-ve-tinh-yeu

Phật dạy như thế nào về tình yêu 

2.1. Phật dạy không tà dâm. Như thế nào là tà dâm? 

Trong ngũ giới, không tà dâm là một giới luật mà người bình thường dễ hiểu lầm. Tà dâm ở đây không phải cấm cản chuyện tình cảm nam nữ. Cũng không đánh giá nhu cầu tình dục của mỗi người.

Khi vợ chồng cưới nhau đủ lễ gọi là chánh. Đó không gọi là tà dâm. Sự quan hệ tình dục giữa vợ chồng không gọi là tà dâm. Bởi vì đó là việc bình thường của những người tại gia.

Sự lén lút, lang chạ, không chung thuỷ, ngoài luồng ấy mới gọi là tà dâm. Như vậy, tà dâm là sự hành dâm, sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau.

Su-tan-vo

Giữ giới không tà dâm là bảo vệ nhân cách, bảo vệ sự yên ấm trong gia đình

Giữ giới không tà dâm là bảo vệ nhân cách, bảo vệ sự yên ấm trong gia đình. Đức Phật dạy mọi người giữ giới không tà hạnh để tránh oán thù và quả báo xấu xa. Nếu chúng ta phạm vào tà dâm sẽ làm ảnh hưởng tới hạnh phúc của người khác, thậm chí làm tan nát gia đình người khác. Vậy nên tình yêu phải có giới luật, có chuẩn mực đạo đức của nó.

Trong truyền thống văn hoá ta, thân với tâm là “nhất như”, tức là nếu ta không tôn kính thân thể người yêu thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Khi sự rẻ rúng xem thường xảy ra thì tình yêu đích thực không còn.

Thân thể ta cũng như tâm hồn ta. Có những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn, chúng ta chỉ chia sẻ với người tri kỉ. Thân thể ta cũng vậy, có những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin, ta muốn sống trọn đời, trọn kiếp.

Trong tình yêu, chính chúng ta phải biết học cách yêu. Hiểu rõ vấn đề để không dẫn tới sự đổ vỡ. Muốn giữ thân trong sạch thì tâm phải thông tuệ. Hiểu được cái “đạo” trong tình yêu để mang đến hạnh phúc cho người và cho mình.

2.2. Phật dạy về Tình yêu vô ngã

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói:

“Yêu mà làm khổ nhau không phải là tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ lụy, chỉ mang tới sự khổ đau”.

“Yêu thương ai là phải làm cho người đó bớt khổ. Nếu không chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực”.

Tình yêu theo Phật giáo đặc sắc ở chỗ vô ngã. Hiểu đơn giản, “ngã” chính là “cái tôi”. Thì tình yêu vô ngã tức là tình yêu gạt bỏ cái tôi, không còn nghĩ suy đến lợi ích, mong cầu của bản thân.

Phat-day-ve-tinh-yeu-cao-quy

Tình yêu cao quý là tình yêu vô ngã 

Phật dạy chỉ có tình yêu vô ngã mới có thể thông cảm và tha thứ cho nhau, và thương yêu sâu sắc hơn. 

Trên đời này, nếu người nào yêu mà không mong được người yêu lại, người đó mới là người yêu thật lòng. Gandhi cũng thừa nhận rằng: “Tình yêu chân chính bao giờ cũng hiến tặng, không bao giờ đòi hỏi đền đáp”.

Tình yêu là cái gì cao quý hơn rất nhiều. Khi thực lòng yêu ai đó, thì ta không thể làm tổn thương người ta yêu. Ta phải biết nâng niu người yêu, phải biết tôn trọng cái thể xác và cái tâm hồn, và tôn trọng cái ước mơ, chí nguyện của người ấy. “Cung kính như tân” (Kính quý như mới).

Nên nếu tình yêu dùng cái sắc bên ngoài để chinh phục sớm muộn cũng bị đổ vỡ. Mình phải có giá trị thì tình yêu đó mới có giá trị lâu dài. Giá trị đó cần phải chế tác từ đức hạnh, tài năng, chung thủy, hạnh phúc, khả năng sống hạnh phúc, giúp được người kia sống hạnh phúc và ngày càng có nhiều hạnh phúc.

2.3. Học cách chăm sóc, yêu thương trong chính niệm

Yêu thương là cả một nghệ thuật, là cả một quá tŕnh chăm sóc nuôi dưỡng. Chắc chắn rằng nghệ thuật này cần phải học, cần phải rèn rũa.

Chánh niệm là gì?

Khi tìm hiểu về Đạo Phật, bạn sẽ bắt gặp một từ rất quan trọng là “Chánh niệm”. Chánh niệm (正念) là sự nhớ nghĩ, tỉnh thức, nhận diện rõ ràng trong hiện tại mình đang làm gì, đang nói gì, đang nghĩ gì một cách chính xác, không sai lệch. Chánh niệm giúp ta nhìn đúng bản chất của sự vật. Chánh niệm tức là để tâm, là có mặt trong từng khoảnh khắc.

Chánh niệm trong tình yêu là thế nào?

Phật dạy trong tình yêu cũng cần “chánh niệm”. Dù anh hay là em cũng chính là một con người cũng có đầy đủ những cái ưu và cái nhược, cái tốt và cái xấu. Cho nên không thể hời hợt nhìn người mình yêu, cũng không thể đeo cặp kính hồng để thấy người mình yêu luôn tuyệt vời. Trong cuộc sống hàng ngày có quá nhiều công việc bận rộn nên không thể trọn vẹn với người mình thương. Nên trong giây phút chánh niệm ta có sự chuyên chú, sâu sắc và nhậy bén. Nhờ đó ta mới biết người thương cần điều gì nơi ta và ta cần gì ở người ấy, ta mới giúp được gì cho người ấy.

Yeu-thuong-trong-chinh-niem

Yêu thương trong chính niệm là có mặt trọn vẹn từng giây phút

Sự thờ ơ và thiếu vắng thông cảm, nhậy bén là nguyên do khiến tình yêu lụi tàn. Cho dù ta có một giây, một phút bên người ta yêu, nhưng đó là phút giây trọn vẹn, còn hơn là sống với nhau vài chục năm mà không có sự lắng nghe, thấu hiểu, không thấy được sự có mặt của người ấy.

Khi ta cầm tay trong tay nhau phải để tâm hoàn toàn vào lòng bàn tay.

Khi ta ôm trọn người thương vào lòng cũng vậy, hãy quên tất cả, hãy thực sự có mặt, thực sự tỉnh thức trong vòng tay âu yếm và tay trong tay.

Chính niệm này giúp tình yêu vững vàng hơn.

3. Áp dụng Từ – Bi – Hỉ – Xả trong tình yêu

Phật dạy Tứ vô lượng tâm – Tức 4 yếu tố của cốt lõi, tinh tuý cao cả nhất trong tâm hồn chúng ta là: Từ – Bi – Hỉ – Xả

Đức Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

3.1. Phật dạy “Từ – Bi” trong tình yêu

Từ bi là căn bản của Đạo Phật. Đó là tinh thần Bồ Tát chí cao vô thượng, quên mình vì người. Và trong tình yêu, Phật cũng dạy như vậy. 

Tu-bi-la-can-ban-cua-dao-Phat

Từ bi là căn bản của Đạo Phật 

Từ” là tình thương, lòng nhân ái. “Từ” không những là sinh tâm hỷ lạc với mọi người, mà còn phải đem đến cho mọi người hạnh phúc, an lạc. Trong tình yêu, “từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Như vậy, yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

Bi” là buồn khổ. Trong lòng có “bi” tức là khi thấy những khổ não của người khác không những thông cảm, mà còn tạo những sự tốt lành khiến cho họ bớt đi sự thống khổ. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ đau trong cuộc đời.

Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc, an lạc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực.

“Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian để quan sát, lắng nghe, thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

3.2. Phật dạy “Hỉ – Xả” trong tình yêu

Hỉ” là niềm vui. Lòng có “hỉ” tức là vui do cái vui của người khác. Đó là cái vui trọn vẹn cho người ta mà không sinh tâm ganh tị, đố kỵ. Tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

Xả” là không phân biệt, là đồng nhất thể với vạn vật. Là không còn phân biệt cái tôi, chỉ còn chúng ta. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của anh, anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

Phat-day-ve-tu-bi-hy-xa-trong-tinh-yeu

Tứ vô lượng tâm là tinh tuý của tâm hồn 

3.3. Từ – Bi – Hỉ – Xả điều gì là quan trọng nhất?

Như vậy, “Tứ vô lượng tâm” có thể ví như cái hộp ba góc. Ba mặt thành của hộp là: Từ, Bi và Hỷ. Đáy hộp là Xả. Hộp không có đáy thì không dùng vào đâu được. Ba mặt thành ở trên đầu có mà không có mặt đáy thì hóa ra vô ích. Hộp dùng được là nhờ có đáy. Có Từ, có Bi, có Hỷ mà không có Xả thì tứ vô lượng tâm không thành.

Thật thế, Từ mà không Xả thì thương vẫn còn vì ta;

Bi mà không Xả là buồn vẫn còn vì ta;

Hỷ mà không Xả thì vui vẫn còn vì ta.

Chưa Xả được thì tâm vẫn còn vấn vương với tham, sân, si. Tứ vô lượng tâm là bốn trạng thái của tâm khiến ta thương tất cả, buồn cái buồn của chúng sinh, vui cái vui của tha nhân và vạn vật. Mà trong ba lúc: thương, vui, buồn, tâm đều xả. Vậy muốn đạt được tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tất phải nhờ tâm xả là điều kiện duy nhất. Mà cho đạt được tâm xả, tức có một lối đi hữu hiệu nhất mà thôi, đó là hành thiền.

4. Kết luận. . .

Bạn thân yêu, hãy suy nghĩ thành thật về tình yêu của mình, có “từ bi hỉ xả không”? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng: “Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?…” Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn dành cho người ấy đã đủ “từ bi hỉ xả”?

 

 

Hormone-tinh-yeu-la-gì

Liệu tình yêu của bạn dành cho người ấy đã đủ “từ bi hỉ xả”?

Trong tình yêu lớn và cao quý, bất cứ lời nói và cử chỉ nào cũng phải biểu lộ sự tương kính. Người con trai phải tôn trọng người con gái mình yêu, cả thân thể lẫn tâm hồn. Và người con gái cũng vậy.

Hy vọng rằng bài tổng hợp về Những điều Phật dạy về tình yêu trên đã vén bức màn, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình yêu chân thực. Tình yêu bền chặt được xây dựng dựa trên “hiểu và thương”. Để mối tình đó ngày càng sâu sắc và mãnh liệt, cần xây dựng tâm “Từ – Bi – Hỉ – Xả”. Trong tình yêu, chính ta cần phải sửa thân, sửa tâm. Mọi thứ do duyên sinh, mọi thứ do duyên diệt, mọi sự như trong thiền định diễn ra, thật là vi diệu. Lúc ấy, con tim ta sẽ biết cảm thông, biết tha thứ, biết chia sẻ, biết chịu đựng, biết đợi biết chờ, biết cho nhau những nghị lực để xây thành lâu đài hạnh phúc.

Nguồn: Jenny Tổng hợp từ phatgiao.org.vn, hoasenphat.com… 

Cầu chúc bình an và hạnh phúc sẽ đến với bạn và tất cả mọi người!

Thân ái,

Mình là Jenny từ Wikihanhphuc.com

Ủng hộ mình tại fanpage: Wiki Hạnh Phúc – Jenny’s . Rất vui khi có duyên được trò chuyện cùng bạn!

Xem thêm:

>> Thiền là gì? Người bình thường có thiền được không?