You are currently viewing Tình ái là cội gốc của luân hồi sinh tử

Tình ái là cội gốc của luân hồi sinh tử

Chia tay rồi có quay lại được không? Tình ái là cội nguồn của luân hồi sinh tử. Tiêu đề này đã thu hút mình khi đi tìm các thông tin về Phật Giáo ứng dụng. Bài viết sưu tầm này gửi tặng bạn. 

Hỏi thế gian tình là gì? Hãy ngoảnh lại tuổi trẻ và suy ngẫm xem, chúng ta đã dành bao nhiêu thời gian cho tình yêu? Câu trả lời là phần lớn. Chúng ta miệt mài đi tìm tình yêu, đắm chìm trong tình yêu…Và rồi đau khổ vì tình yêu.

Di-chua-cau-giĐi chùa cầu gì? Cầu khấn như thế nào cho đúng khi lễ chùa?

Đi chùa khác với đi đền, phủ. Đi chùa đầu năm là một nét truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt ta từ xưa tới nay. Nhưng không phải ai cũng biết mục đích vào chùa là gì? Và cầu khấn như thế nào mới đúng.

>> Bản chất của thiền | Bí mật của thiền là gì?

Cái tình yêu đôi lứa, tình đầu ấp tay gối giữa vợ chồng với nhau, lúc nào cũng đầm ấm mặn nồng hơn. Nên . . . đôi lúc nó lướt qua tình cha mẹ.

Trên đời này không có gì yêu thương tha thiết bằng ái tình. Người ta đành lòng bỏ hết tất cả để đi theo tiếng gọi của tình yêu. Sẵn sàng làm những điều tàn ác dã man nhất để bảo vệ tình yêu, mà một con người bình thường không dám làm…

Tiếng sét ái tình nó làm cho con người ta tê tái cả tâm hồn như si như dại. Trên đời này không có gì yêu thương sâu đậm thiết tha bằng tình ái.

Trong ái tình, việc chung chăn xẻ gối giữa vợ chồng với nhau có khi lướt qua tình cha mẹ. Có người thà bỏ cha mẹ chứ không thể xa rời tình ái. Sự thật quá đau lòng, ít người nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Cha làm lụng nhọc nhằn vất vả nuôi con. Đến khi khôn lớn cha mẹ dựng vợ gả chồng cho con, để cho con được yên bề gia thế.

Do si mê trong tình ái và bị sự ràng buộc của vợ chồng, nên chúng ta chỉ biết lo cho vợ chồng con cái mình nhiều hơn. Mấy ai thấu hiểu công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. 

Tinh-ai-la-coi-nguon-luan-hoi

Ai cũng được sinh từ sự luyến ái của cha mẹ. . . 

Chúng ta nên nhớ từ khi mở mắt chào đời mẹ đã mớm cho con dòng sữa ngọt. Dòng sữa ấy là chất liệu ngọt ngào được kết tinh bằng tấm lòng yêu thương của cha mẹ. Nhưng vì lỗ mũi con người lúc nào cũng nhìn xuống, cho nên ai lớn khôn rồi lập gia đình và có trách nhiệm nuôi dạy bảo bọc vợ con và lo lắng cho gia đình riêng của mình nhiều hơn là thương yêu cha mẹ, để cung kính phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, chuyện đời là như thế đó.

Trong cuộc sống của chúng ta, có những lúc ta phải tự hỏi rằng: Ta sống trên đời này để làm gì? Và ta từ đâu đến? Sau khi chết ta sẽ đi đâu? Và ý nghĩa thật sự cho cuộc đời của chúng ta là gì? Tại sao ta không thật sự tìm thấy bình yên hạnh phúc trong cuộc đời của mình? Ta phải làm gì để tìm ra nguyên lý chính đáng cho cuộc đời của mình?

Quả thật, một con người, ai cũng được – sinh – ra từ sự luyến ái của cha mẹ. Đó là quy luật chung cho loài người.

Yeu-thuong-la-coi-goc

Ai cũng được sinh từ sự luyến ái của cha mẹ. . .

Đời sống con người thật là phong phú và cũng lắm nhiều rắc rối. Bởi vì con người biết suy nghĩ, biết nói năng, biết hành động. Nếu suy nghĩ, nói năng, hành động theo chiều hướng tốt đẹp thì lợi ích cho mình, người thân, gia đình và xã hội. Ngược lại, gây ra phiền muộn, khổ đau cho nhân loại.

Tình ái vốn là nguồn gốc của sinh tử

Tình ái vốn là nguồn gốc của sinh tử. Mà cũng là điều kiện tất yếu để cho tất cả chúng sinh hiện hữu trong cõi Ta bà vui ít khổ nhiều này.

Ái là lòng yêu thương từ cha mẹ, vợ con, anh em, bằng hữu, công danh, phú quý, văn chương, thi phú, đạo thuật, kỹ nghệ, quần áo, ăn mặc, nhà cửa, ruộng vườn, rừng suối, hoa cỏ, phong cảnh đẹp đẽ…

Vậy cội gốc của sinh tử là gì? Người xưa nói: “Nghiệp không nặng không sinh vào cõi Ta bà, lòng tham ái không dứt không sinh vào Tịnh độ”. Nên biết, ái là nguồn gốc của sinh tử.

Luan-hoi

Tình ái vốn là nguồn gốc của sinh tử

Con người ai cũng sống bằng tình yêu thương chân thật thì chắc hẳn mọi thứ xung quanh ta sẽ tốt đẹp vô cùng. Bầu trời này sẽ trong sáng, quang đãng và không còn những áng mây đen mù mịt. Mặt đất này sẽ không còn những cảnh lầm than, cơ cực, và những chuyện đau thương vì hiểu biết sai lầm mà gây khổ đau cho nhau.

Tình cảm nó giống như những hạt mưa . . .

Tình cảm nó giống như những hạt mưa, mưa càng to thì có thể dập tắt đi ngọn lửa tham lam ích kỷ, sự căm hờn của lòng thù hận bởi ganh ghét và tật đố.

Nhưng nó có thể là ngọn lửa của tình thương yêu, ước mơ và hy vọng, bằng sự khoan dung của trái tim hiểu biết, cùng san sẻ cho nhau với tấm lòng vị tha. Tại sao chúng ta lại để cho những ngọn lửa ấy lại vụt tắt đi trong đêm tối vô minh.

Tình thương yêu chân thành, hay nỗi xót xa những mảnh đời bất hạnh. Sự cảm thông để cùng nhau san sẻ hoặc nâng đỡ, và tha thứ cho nhau đều xuất phát từ “tình thương yêu chân thật”. Nếu một khi chúng ta đã đánh mất giá trị và phẩm chất bằng tình người trong cuộc sống thì ta đã tự tách mình ra khỏi thế giới của hiểu biết, nhận thức đúng đắn và con người tâm linh của chính mình.

Tinh-yeu-thuong-dong-loai

Hạnh phúc lớn nhất của con người khi còn tồn tại trong thế giới này đó chính là được sống hoà hợp với nhau

Được tắm mình trong biển cả bao la tràn đầy tình yêu thương chân thật của mọi người.

Người xưa nói: “mất của cải là mất ít, mất tình thương là mất nhiều”

Và có khi . . .

Ta mất hết tất cả vì tham ái, si mê.

Thật vậy, một người sống mà không có tình cảm thì trở nên hung ác và tàn nhẫn vô cùng. Cha có thể giết con, vợ chồng không biết tôn trọng nhau, anh em tranh giành của cải, bạn bè vì quyền lợi của riêng mình mà hại nhau. Tất cả là vì họ không có tình thương yêu chân thật, nên không biết cảm thông và tha thứ cho nhau.

Chúng ta nên sống bằng trái tim yêu thương

Chúng ta nên sống bằng trái tim yêu thương và hiểu biết, bằng chính những gì mà ta đã có được, chúng ta sống bằng tình người.

Và . . . Đừng để cho cái bệnh vô cảm len lỏi vào đời sống này.

Hãy lấy tình thương yêu nhân loại mà làm ngôi vị trung tâm của cuộc sống.

Hãy mở rộng trái tim mình.

Hãy quan tâm và chia sẻ đến nhiều người hơn.

Hãy thông cảm và sẵn sàng nâng đỡ những mảnh đời bất hạnh.

Hãy biết quý trọng tình cảm và tha thứ lỗi lầm của người khác.

Câu chuyện mà chúng ta vẫn gặp cho đến ngày nay . . .

Hằng ngày chúng ta thường đối mặt với những bộn bề của cuộc sống, nhiều lo toan trong công việc. Hay có lúc chúng ta đắm chìm trong những phút giây lạc thú, vui vẻ bên bạn bè. Mà đã lãng quên đi phút giây êm đềm, hạnh phúc, những hình ảnh thiêng liêng cao cả của cha mẹ. Người ngày đêm thương nhớ, mong chờ, dõi theo bước chân của chúng ta trong từng phút, từng giây.

Ngày xưa, ở một kiếp nọ Mục Kiền Liên được sinh ra trong một gia đình trung lưu giàu có. Tuy đã đến tuổi trưởng thành nhưng chàng không thèm cưới vợ. Định ở vậy để nuôi dưỡng báo hiếu cha mẹ già. Vì muốn có con nối dõi tông đường kế thừa gia phong nên cha mẹ ép chàng lấy vợ.

Chàng nhiều lần từ chối nhưng cha mẹ không chịu. Cuối cùng vì thương cha mẹ nên chàng đành chấp nhận cưới vợ. Buổi ban đầu khi cô con dâu mới về nhà chồng, cô ta nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ chồng chu đáo và làm tròn bổn phận đối với người vợ. Làm cho những nhà hàng xóm ước ao và ganh tị, phải chi cô ta là con dâu nhà mình thì vui vẻ và hạnh phúc biết mấy.

Rồi thời gian lặng lẽ trôi . . .

Rồi thời gian lặng lẽ trôi qua theo năm tháng, cha mẹ già ngày lớn tuổi bị bệnh mù lòa đôi mắt, làm cho người vợ càng thêm khổ sở nhọc nhằn. Đã vậy còn hay bị la rầy vô cớ không có một ngày được an lạc thảnh thơi. Người vợ trẻ đó lớp thì phải chăm sóc nuôi dạy con cái, lớp thì phải chăm sóc cha mẹ già mù loà. Công việc cứ như thế xảy ra hằng ngày làm cho nàng dâu sinh tâm cau có bực dọc và oán giận cha mẹ chồng.

Do áp lực công việc gia đình, ngày nào cô ta cũng trách móc cằn nhằn với chồng về chuyện cha mẹ già lớn tuổi sinh tật khó khăn. Trách móc đủ điều làm cho chàng khó xử bởi vì phải lo cơm áo gạo tiền cho cả gia đình. Cô vợ than phân, trách phận nói rằng mình bạc phước nên phải chịu khốn khổ như thế này. Mỗi ngày, nào là cha mẹ cơm nước đổ rãi lung tung, ăn uống tắm rửa giặt giũ tiểu tiện khó khăn. Vậy mà cha mẹ lúc nào cũng than vãn trách móc cằn nhằn khó chịu, có khi còn chửi mắng nạt nộ cô. Cô vợ luôn tạo ra hoàn cảnh trái ngang, éo le để bắt buộc chồng mình phải chọn lựa.

Chuyen-me-chong-nang-dau

Một là anh, nếu vì cha mẹ thì vợ chồng chúng ta chia tay kể từ đây, nếu vì em và sự nghiệp cho con cái về sau thì trong hai anh phải chọn một: Nuôi cha mẹ hay là nuôi vợ con.

Trong hoàn cảnh éo le cha mẹ già mù lòa, cuộc sống gia đình ngày càng thêm khó khăn, chật vật làm cho người chồng thêm lo lắng đủ điều. Không biết giải quyết cách nào để cho trọn vẹn bên hiếu và bên tình. Người chồng cứ đắn đo suy nghĩ mãi, vì điệp khúc này cứ được lặp đi lặp lại mỗi ngày. Bên hiếu bên tình, chọn bên nào đây? Chàng vì thương cha mẹ già mù loà đôi mắt nên bỏ không đành, khi nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục mang nặng đẻ đau, nhờ vậy mà ngày hôm nay mình có mái ấm gia đình. Gặp cô vợ quá khắt khe và tham lam ích kỷ, làm cho người chồng khó xử! 

 (Bài viết trên mình đã chọn lọc ý chính và lược một số phần. Bạn có thể xem đầy đủ bài viết ở đây.)

Thật ra trong cuộc đời này, không có gì thiêng liêng và cao quý bằng công ơn cha mẹ

Thật ra trong cuộc đời này, không có gì thiêng liêng và cao quý bằng công ơn cha mẹ, trong các thứ tình không tình nào bằng tình mẹ cha.

Nhưng có mấy ai hiếu kính và nuôi dưỡng cha mẹ khi tuổi già?

Cong cha me vao rung

Cõng cha mẹ bỏ vào rừng

Có một người cha đang đóng chiếc xe để chở cha mình bỏ vào rừng. Một hôm, đứa con biết được mới nói, khi nào ba đưa nội đi ba nhớ đem xe về nhà cho con. Người cha mới hỏi đem xe về nhà cho con để làm gì? Dạ thưa cha, con để dành chiếc xe đó chờ đến khi nào cha tuổi đã già, con sẽ lấy xe chở cha đi cũng như ông nội ngày hôm nay. Người cha nghe con mình nói như vậy, ngẫm nghĩ lại một hồi lâu, rồi từ bỏ ý định chở cha mình vào rừng. Từ đó bắt đầu chăm sóc ân cần chu đáo hơn, để đền đáp công sinh thành dưỡng dục.

Một hôm đức Phật lấy một ít đất để trên đầu ngón tay, rồi hỏi các thầy Tỳ kheo:

– Đất trên đầu ngón tay ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều?

Các thầy tỳ kheo đồng trả lời:

– Dạ đất trên quả địa cầu nhiều ạ.

Phật nói tiếp:

– Người có hiếu đối với cha mẹ trên thế gian này rất ít.

Bởi vì hoàn cảnh đã làm cho con người phải vật lộn với cuộc sống mà kiếm miếng ăn, nên đâu có thời gian chăm sóc cha mẹ già và nuôi dạy con cái đúng mức. Phật nhắc nhở và chỉ dạy cho ta biết được đạo lý làm người là luôn hiếu kính và dưỡng nuôi cha mẹ.

Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là câu ca dao tục ngữ của dân tộc Việt Nam. Tổ tiên ông bà chúng ta luôn nhắc nhở con cháu để biết nhớ ơn và đền ơn cha mẹ. Cha mẹ là hai đấng sinh thành và nuôi dưỡng cho ta nên người vậy mà ta không còn biết ơn. Hỏi sao ta có thể giúp đỡ và chia sẻ với người khác cho được.

Ta biết hiếu thảo với cha mẹ, biết đền ơn đáp nghĩa thì sau này con cháu ta cũng sẽ biết hiếu thảo. Nó sẽ trở thành một truyền thống tốt đẹp là đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Hiếu thảo là đạo lý chân chính trong cuộc đời con người.

Trích “Tình ái là cội gốc của luân hồi sinh tử ” – Thích Đạt Ma Phổ Giác 

Đây là một bài viết mình sưu tầm từ Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam – www.phatgiao.org.vn

Cha me

Hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể! 

Cầu chúc bình an và hạnh phúc sẽ đến với bạn và tất cả mọi người!

Thân ái,

Mình là Jenny từ Wikihanhphuc.com

Ủng hộ mình tại fanpage: Wiki Hạnh Phúc – Jenny’s . Rất vui khi có duyên được trò chuyện cùng bạn!

Xem thêm:

>> Tâm linh là gì? | Hiểu đúng bản chất để đi đúng đường

>> Review Sách Muôn kiếp nhân sinh