You are currently viewing 7 Dấu hiệu nói dối bộc lộ qua ngôn ngữ cơ thể | XEM NGAY

7 Dấu hiệu nói dối bộc lộ qua ngôn ngữ cơ thể | XEM NGAY

Dấu hiệu nói dối qua ngôn ngữ cơ thể Dấu hiệu nói dối bộc lộ rất dễ dàng qua ngôn ngữ cơ thể. Bạn sẽ khó nhận ra việc nói dối qua lời nói, nếu đối phương chủ ý kiểm soát điều này. Ngược lại, các manh mối về nói dối sẽ dễ dàng bộc lộ qua những điệu bộ, cử chỉ mà họ thực hiện một cách vô thức. Cùng Wiki Hạnh Phúc điểm qua một số dấu hiệu dưới đây.

 

Xem thêm:

Những dấu hiệu nói dối thường vô tình bộc lộ qua ngôn ngữ cơ thể. Xét về phương diện cảm xúc, chúng là những điệu bộ vô thức, ít hoặc gần như không thể kiểm soát. Bởi vậy, thông qua việc quan sát cử chỉ của đối phương, bạn có thể dễ dàng đoán ra họ đang nói thật hay nói dối.

Trở ngại của việc nói dối chính là suy nghĩ tiềm thức hoạt động tự động và độc lập với lời nói dối. Chính vì vậy, dù câu chuyện của họ có thuyết phục tới mức nào, nhưng khi nói dối, gần như ngay lập tức ngôn ngữ cơ thể của họ sẽ phát ra những dấu hiệu mâu thuẫn.

7 Dấu hiệu nói dối qua ngôn ngữ cơ thể

1. Dấu hiệu nói dối – Che miệng

Khi nói dối, gần như trong vô thức, não điều khiển tay che miệng lại nhằm ngăn chặn những lời nói dối phát ra. (Đôi khi, người ta chỉ che bằng vài ngón tay thay vì cả bàn. Nhưng ý nghĩa thì đều như nhau).

Cu-chi-cho-tay-che-mieng-noi-doi

Nếu một người che miệng khi đang nói, rất có thể đó là biểu hiện của nói dối

Một số ngụy trang điệu bộ che miệng bằng cách giả vờ ho. 

Bởi vậy, nếu một người che miệng khi đang nói, rất có thể đó là biểu hiện của nói dối.

2. Dấu hiệu nói dối – Sờ mũi

Điệu bộ sờ mũi này đôi khi chỉ là động tác xoa nhanh bên dưới mũi một hoặc vài lần. Đôi khi nhanh đến mức không thể nhìn thấy. 

Cu-chi-so-len-mui-dau-hieu-noi-doi

Hiệu ứng Pinocchio – Sờ hoặc xoa mũi là biểu hiện dễ nhận thấy nhất của việc nói dối

Khi nói dối, một chất hóa học được tiết ra có tên là catecholamin. Chất này làm các mô ở trong mũi sưng lên. Việc cố ý nói dối sẽ làm tăng huyết áp. Như vậy, khi nói dối, mũi nở phồng lên do máu lưu thông. Khiến cho các dây thần kinh đầu mũi ngứa ran. Từ đó, dẫn tới hành động xoa mũi thật mạnh để “đỡ ngứa”. Đây cũng là “Hiệu ứng Pinocchio”. 

3. Dấu hiệu nói dối –  Giụi mắt

Khi nói dối, não điều khiển tay giụi mắt, nhằm cố ngăn việc nhìn thấy điều dối trá, đáng nghi, không hài lòng. Hoặc cố tránh nhìn vào mặt người đang bị lừa dối. 

Dau-hieu-noi-doi

Nếu đối phương vừa nói vừa dụi mắt, thì nên đặt dấu hỏi những lời đó có phải sự thật không

4. Dấu hiệu nói dối – Nắm lấy tai

Cũng giống như giụi mắt, não điều khiển tay đặt ở đâu đó quanh tai hoặc sờ vài dái tai. Nhằm không nghe những điều không đúng. Nó như phiên bản thu gọn của điệu bộ bịt 2 tai của trẻ con khi chúng không muốn nghe điều gì đó. 

5. Dấu hiệu nói dối – Gãi cổ

Thông thường, khi nói dối, dấu hiệu gãi cổ ở đâu đó phía dưới dái tai. Bạn sẽ rất dễ nhận ra lời nói dối khi lời nói mâu thuẫn với điệu bộ. Ví dụ như: Nếu ai đó gãi cổ khi nói: “Tôi có thể hiểu cảm giác của anh”. Bạn có tin rằng anh ta hiểu không?

Cu-chi-chinh-lai-co-ao-dau-hieu-noi-doi

Gãi cổ hay kéo cổ áo trong khi nói đều có thể là biểu hiện của việc nói dối

6. Dấu hiệu nói dối – Kéo cổ áo

Các nhà khoa học đã phát hiện, lời nói dối sẽ gây cảm giác ngứa ran ở một số mô nhạy cảm ở mặt và cổ. Vì vậy, người ta sẽ thường cọ hoặc gãi để bớt ngứa. Điều này giải thích tại sao, những người cảm thấy không chắc chắn thường gãi cổ. Hay người nói dối lại hay kéo cổ áo. 

7. Dấu hiệu nói dối – Đút ngón tay vào miệng

Đây là hành động vô thức của những người muốn tìm lại cảm giác an toàn như đứa trẻ đang tìm vú mẹ khi căng thẳng. Trẻ con ngậm ngón tay hoặc mép chăn. Còn người lớn thì đút ngón tay vào miệng, ngậm điếu thuốc, cây bút, mắt kính hoặc nhai kẹo cao su. Những hành động này giúp người ta trấn tĩnh và giải tỏa căng thẳng.

Cu-chi-cho-tay-vao-mieng-noi-doi

Đút ngón tay vào miệng cũng là một trong những cử chỉ vô thức khi nói dối

Bởi vậy, hầu hết các động tác của tay và miệng đều có liên quan đến hành vi nói dối. Những điệu bộ đút tay vào miệng giúp trấn tĩnh sự mâu thuẫn bên trong. 

Như vậy, 7 dấu hiệu nói dối trên đây đều bộc lộ qua ngôn ngữ cơ thể một cách vô thức. Gần như, khi nói dối, các động tác tay đều hướng tới vùng mặt và cổ. Có thể là hành động rõ rệt như gãi, sờ lên mặt…Nhưng chúng cũng có thể chỉ là hành động thoáng qua như chạm nhanh tay vào cổ, sau đó biến nó thành động tác sửa tóc hoặc cổ áo. Lần tới, khi giao tiếp, bạn hãy thử chú ý tới ngôn ngữ cơ thể của đối phương có mâu thuẫn với lời nói không. Từ đó phán đoán ý định chính xác của họ nha!

Nguồn: Wiki Hạnh Phúc tổng hợp và sưu tầm nội dung từ cuốn:Cuốn sách hoàn hảo về Ngôn ngữ cơ thểcủa Allan & Barbara Pease