Vượt qua nỗi đau khi chia tay thế nào? Tại sao chúng ta lại đau khổ? Điều gì tác động lên tâm trí và cơ thể chúng ta khi ấy? Lý giải được điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những gì đang xảy ra thực tế trong cơ thể mình. Điều đó chắc chắn sẽ giúp bạn vượt qua nỗi đau chia tay dễ dàng hơn. Tránh những hành động sau này phải nuối tiếc.
Xem thêm:
>> Cách giải phóng bộ não khỏi những suy nghĩ tiêu cực, mộng tưởng, lạc lối
>> 10 Điều nên để ý tránh chọn nhầm chồng
>> Thiền có thể cho tôi biết điều gì về bản thân?
>> Thiếu cảm giác an toàn trong tình yêu? | Làm thế nào để vượt qua? Luôn lo sợ bị bỏ rơi. Và khi cảm thấy người ấy không còn yêu mình nữa, bạn sẽ ôm đau khổ vào trong mình và sẵn sàng cắt đứt? Nếu đang cảm thấy như vậy, thì bài viết này chính là dành cho bạn! Cô gái của tôi!…[Xem thêm] |
Hãy nhớ! Không ai có thể cứu bạn khỏi những cảm xúc ấy, ngoài chính bản thân bạn!
Tình yêu là gì? Tại sao chúng ta lại đau khổ khi chia tay?
Nếu ai đó suốt một đời chưa từng trải qua nỗi đau thống khổ sau khi kết thúc một mối tình. Ấy thật là một niềm hạnh phúc. Bởi nỗi đau sau khi chia tay tồn tại thực. Chúng đè nặng lên lồng ngực, khiến ta khó khăn trong từng hơi thở. Chúng uất nghẹn, trực trào. Chúng nhức nhối và khiến chúng ta dường như phát điên.
Chính vì nó “đau” như vậy, nên kỳ thực, mỗi chúng ta không ai muốn rơi vào cảnh thất tình cả.
Nhưng có bao giờ bạn hỏi: Tại sao chúng ta lại trải qua nỗi đau ấy? Làm thế nào để vực dậy tinh thần sau khi chia tay?
Người ta nói, “đố ai định nghĩa được tình yêu”. Nhưng các nhà khoa học đã đưa ra được định nghĩa cơ bản như sau:
Tình yêu chỉ là phản ứng hóa học của não bộ
Chính bởi vậy, nỗi đau sau khi chia tay cũng chính là hệ quả của phản ứng ấy. Làm thế nào để vượt qua chúng?
(* Hãy đọc bài viết sau để hiểu sâu xa hơn nguyên nhân dẫn đến đau khổ khi tình yêu tan vỡ: Các giai đoạn của tình yêu | Hormone tác động đến tình yêu như thế nào?).
Hãy nhận diện nỗi đau và tìm cách vượt qua chúng
Nhận biết nỗi đau sau khi chia tay – Cách vượt qua
Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần Marcelle Stastny (Nam Phi) cho biết, sau khi chia tay, không phải ai khác khiến chúng ta đau khổ. Mà não bộ mới là bộ phận chính phát đi tín hiệu về sự đau khổ.
Khi tình yêu thuận lợi, một số khu vực của chất xám ngập chìm trong dopamine và oxytocin – những hormone đem lại cảm giác vui vẻ, hài lòng và hưng phấn.
Hormone tình yêu oxytocin – Thứ khiến bạn hạnh phúc nhưng cũng sẽ hành hạ cảm xúc của bạn sau khi chia tay
Nhưng khi tình yêu vụt mất, nguồn cung cấp của các hóa chất này biến mất một cách tự nhiên. Để lại các chất dẫn truyền kích thích sự căng thẳng như cortisol và adrenaline.
Bình thường, hormone cortisol, adrenaline và một số kích thích tố căng thẳng khác vốn chỉ được kích hoạt trong các tình huống bị đe dọa. Chúng giúp chúng ta phản ứng nhanh với các tình huống nguy hiểm.
Chia tay khiến cơ thể bị tổn thương như thế nào?
Vấn đề ở chỗ, các cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất các loại hormone trên không nhận biết được đâu là tình huống bị đe dọa và đâu là tình huống trục trặc tình cảm.
Hơn nữa, các mối đe dọa tinh thần như đau khổ có xu hướng kéo dài hơn các mối đe dọa mang tính chất vật lý.
Và kết quả là, các kích thích tố tích lũy ấy có thể trở thành mối nguy hại cho sức khỏe.
Chia tay khiến lồng ngực bị ép chặt, khó thở
Việc dư thừa cortisol, khiến bộ não nhận tín hiệu gửi nhiều máu hơn đến cơ bắp. Khiến cho chúng trở nên căng thẳng. Khi cơ bắp rơi vào tình trạng căng cứng hoặc sưng lên có thể gây ra đau đầu, cứng cổ và cảm giác lồng ngực bị ép chặt, khó thở.
Chia tay làm giảm hệ miễn dịch
Theo tạp chí Health 24, hormone cortisol cũng điều khiển máu ra khỏi hệ thống tiêu hóa, để lại một số khó chịu cho đường tiêu hóa. Tồi tệ hơn, việc dư thừa kích thích tố căng thẳng có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng.
Khủng hoảng chia tay có thể đe dọa đến sức khỏe tổng thể ở con người
Vì thế, một mối quan hệ rơi vào khủng hoảng có thể đe dọa đến sức khỏe tổng thể ở con người.
Cách cơ thể phản ứng với việc chia ly tương tự như cách cơ thể phản ứng với căng thẳng. Bởi vậy, nếu bạn có một dạ dày nhạy cảm, bạn có thể dễ bị chuột rút, mất cảm giác ngon miệng hoặc tiêu chảy. Nếu bị hen suyễn, tình hình có thể trầm trọng hơn khi kích thích tố căng thẳng chạy đến phế quản.
Cách vượt qua nỗi đau sau khi chia tay
Trước tiên, hãy nhìn nhận thẳng vào vấn đề. Nỗi đau sau khi chia tay chính là do hormone đang hành hạ cảm xúc của bạn. Tác động của hormone thật kinh khủng.
>> Sợ hãi là gì? Bản chất của nỗi sợ hãi và 3 giải pháp thoát khỏi sự sợ hãi
>> Tình ái là cội gốc của luân hồi sinh tử
Chúng mạnh mẽ tới mức khiến bạn đau đớn và khát khao tìm lại cảm giác an toàn trước đó. Chúng khiến bạn nhớ “người yêu cũ” điên cuồng. Thúc đẩy bạn nhắn tin, gọi điện, níu kéo hay làm bất cứ điều gì để tình yêu quay lại.
Hormone khiến bạn nhớ “người yêu cũ” điên cuồng
Bạn nên tránh điều gì sau khi chia tay?
- Tránh khóa mình trong phòng và trốn cả thế giới. Biến mình thành một ẩn sĩ sẽ chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn.
- Tránh nhắn tin, gọi điện, xuất hiện trước mặt….Bất cứ hành động liên lạc nào núp dưới dạng nói cho hết suy nghĩ của mình rồi thôi. Bản chất đều như nhau. Hành động đó chỉ khiến bạn tổn thương thêm, bởi người kia sẽ không còn hành động như kỳ vọng của bạn. Nó sẽ khiến tự trọng bạn tổn thương. Càng khiến bạn thất vọng. Kéo theo những việc tồi tệ hơn. Khiến nỗi đau nặng nề và kéo dài hơn.
Bởi vậy, hãy bảo vệ bản thân trước nguy cơ tiếp tục bị tổn thương. Hãy hướng chú ý của mình sang việc khác không-phải-là-người-ấy!
Sau khi chia tay, bạn đau khổ. ĐÚNG! Nhưng thời gian đau đớn này chỉ khoảng 90 ngày thôi!
Bạn nên làm gì lúc này?
Yêu thương không đúng cách dễ làm tổn thương nhau (Nguồn: Youtube Shorts @wikihanhphuc)
Để đối phó với đau khổ sau khi chia tay, bạn có thể luyện tập một số kỹ thuật sau:
- Khóc. Khi cơ thể bị quá tải, con người không thể không khóc. Nước mắt có tác dụng xoa dịu căng thẳng. Khóc cũng gửi thông điệp “Tôi cần sự chú ý”. Vì thế nó gây ra phản ứng đồng cảm ở những người khác. Nhưng lưu ý, hãy biết điểm dừng và thực hiện các việc sau.
- Học cách hít thở sâu để giúp hệ thần kinh bình tĩnh lại
- Kéo mình vào phòng tập thể dục
- Tham gia một số trò giải trí hoặc các hoạt động yêu thích (như trồng cây, nuôi thú cưng, mua sắm, du lịch…). Bởi chúng có thể giúp não tăng cường sản xuất dopamine giúp bạn phấn chấn trở lại.
- Gặp bạn bè. Có một người bạn thân thiết cũng có thể làm hạn chế việc sản xuất oxytocin.
Chữa lành trái tim tổn thương. Chia tay là điều không ai mong muốn. Có những người đánh mất bản thân sau khi chia tay. Nhưng cũng có những người lấy nỗi đau đó làm-sức-bật để hoàn thiện chính mình. Chọn con đường nào là quyết định của bạn!
Như vậy, nguyên nhân chính khiến bạn trải qua nỗi đau sau khi chia tay là do sự thay đổi đột ngột của hormone trong não bộ. Chúng khiến bạn trở nên căng thẳng. Và thậm chí tác động rất mạnh tới cơ thể bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu được nguồn gốc và mức độ tác động của chúng tới cơ thể. Mong rằng, bạn sẽ lấy lại được lý trí và đưa bản thân mình ra khỏi những cảm xúc tiêu cực ấy.
Chúc cô gái của mình sẽ biết yêu thương chính bản thân nhé!
Thân ái,
Mình là Jenny từ Wikihanhphuc.com
Ủng hộ mình tại bằng cách xem qua website này: > Nắp hố ga < và góp ý giúp mình qua email wikihanhphuc@gmail.com. Rất vui khi có duyên được trò chuyện cùng bạn!
Xem thêm:
>> Top 6 cuốn sách hay dành cho phụ nữ quyến rũ
>> 7 Dấu hiệu nói dối bộc lộ qua ngôn ngữ cơ thể
>> Cách tăng hormone tình yêu Oxytocin | XEM NGAY