Bản ngã muốn bạn tin gì về thiền? Nếu bạn đã bắt đầu ngồi thiền, ắt hẳn những hình ảnh tưởng tượng sẽ liên tục xuất hiện và lôi kéo sự chú ý của bạn. Sự phản ảnh này không chỉ xuất hiện với những người mới bắt đầu. Mà còn với cả những người đã tập nâng cao. Đôi khi, đó là những diễn giải của bản ngã cản trở bạn thực hành. Cùng Wiki Hạnh Phúc tìm hiểu sự nguỵ biện của bản ngã trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- 5 Quy tắc Thiền định cực đơn giản cho người mới bắt đầu
- 6 Cách thiền cho người mới bắt đầu: Cách tìm điểm bắt đầu
- Những hiện tượng lạ khi ngồi thiền
Tại sao chúng ta lại lảng tránh thiền? Bản ngã muốn chúng ta biết gì về điều này?
Chúng ta đều đã quen với những lý do tại sao nên thực hành thiền. Và rõ ràng đều cảm nhận được hạnh phúc thoáng qua khi ngồi trên đệm thiền.
Và thiền giúp chúng ta trải nghiệm cuộc sống với một góc nhìn cởi mở và vui vẻ hơn.
Vậy thì tại sao ta lại tránh nó? Tại sao ta cứ viện cớ để trốn chạy chính thứ chữa lành cơ thể và dẫn đến phát triển mình?
Dưới đây là 6 sự phóng chiếu mà “cái tôi” cố gắng cản đường bạn đến với thiền định. Nhận thức là bước đầu tiên để cơ thể tự chữa lành. Hãy xem liệu bạn có thể vượt qua những câu chuyện, lý do và nỗi sợ hãi mà bản ngã tạo ra không nhé!
1. “Tôi sẽ trở nên “mềm yếu” nếu tôi thiền định”
Bạn đã bao giờ cảm thấy rằng, bạn có thể trở nên quá “mềm yếu” nếu thực hành thiền định?
Một số người tin rằng họ có thể mất khả năng sáng tạo, đam mê hoặc khả năng làm việc nếu họ thiền.
Điều này không đúng sự thật!
Thiền giúp chúng ta làm mát những năng lượng dư thừa có thể dẫn đến lo lắng hoặc kiệt sức. Nó giúp chúng ta khai thác sinh lực tốt nhất để phục vụ cho tất cả các hoạt động. Bạn thậm chí còn trở nên kết nối hơn với trực giác, sở thích và cảm hứng của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng tìm thấy can đảm để hành động ngay lập tức.
Thiền giúp chúng ta làm mát những năng lượng dư thừa có thể dẫn đến lo lắng hoặc kiệt sức
Bởi vậy, hãy để ý xem bản ngã có cản trở bạn theo cách này không? Hãy thử chiêm nghiệm lại xem, phải chăng bạn có thể đã học được cơ chế bảo vệ này tự khi nào rồi. Có phải, nhờ thiền định mà bạn trở nên tập trung hơn, can đảm và kiên định hơn? Hãy xem thiền định đã kích hoạt khả năng này như thế nào nhé?
2. “Tôi không có thời gian”
Đôi khi, 20 phút trở thành một điều quá xa xỉ đối với nhiều người trong chúng ta. Và bản ngã muốn chúng ta tin rằng ta sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu bỏ qua thiền và tiếp tục “làm việc”.
Điều ngớ ngẩn rằng, nó khiến bạn tin vào nỗi sợ bị tụt hậu tự khắc sẽ thúc đẩy chúng ta hành động hướng tới thành công. Dù rằng, kể cả có như vậy, bạn vẫn có thể trì hoãn hành động.
Việc thực hành thiền lại khác. Thiền sẽ giúp ta kết nối với tất cả các khía cạnh của bản thân. Nhờ đó mà đưa chúng ta tới nhận thức sâu sắc hơn. Kể cả về cách chúng ta hoạt động hay cách chúng ta quản lý thời gian và năng lượng của mình.
Với nhận thức ấy, bạn sẽ học được cách làm việc theo nhu cầu của cơ thể và tâm trí.
Ví dụ, bạn nhận thức rõ hơn về những gì bạn cần làm để khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn và phù hợp với hoàn cảnh hơn. Kết quả cuối cùng là bạn làm việc có hiệu quả và có thể dành ít giờ làm việc hơn.
Hãy nắm bắt “cái tôi” ngay khi suy nghĩ thực hành thiền định sẽ làm chậm lại một ngày của bạn chợt thoáng qua.
Và hãy chú ý về: Sự khác biệt về năng suất và quản lý thời gian vào những ngày bạn thiền so với những ngày không thiền.
Đối với cá nhân mình, mình cảm nhận trí não và cơ thể hoạt động tốt hơn khi mình thực hành thiền định. Nhờ đó mà hiệu suất làm việc cũng tăng lên.
3. “Tôi không muốn ngồi với đống suy nghĩ hỗn độn”
Thiền định đưa chúng ta trở nên ý thức về ý thức cũng như vô thức. Về cả những câu chuyện cũ, cảm xúc, kỷ niệm và cả những thứ chúng ta mường tượng ra. Thậm chí, chúng có thể nhắc lại những nỗi niềm mà ta chôn giấu và trốn tránh trước đây.
Ở cuộc sống thường ngày, chúng ta thường bị phân tâm bởi các công việc, mua sắm và mạng xã hội. Đó là lúc ta có thể đã trốn chạy khỏi thực tế của mình.
Vịn vào cớ này, bản ngã sẽ tạo ra những lý do bào chữa, để tránh ngồi với những cảm giác không thoải mái.
Hãy xem liệu bạn có thể ngồi thiền ngay cả khi bản ngã bùng lên những suy nghĩ phản kháng này hay không.
Đừng lo! Cũng giống như việc tập thể dục, kết quả của thiền định sẽ được nhìn thấy theo thời gian. Điều quan trọng là nó thể hiện một cách nhất quán, dù không hề dễ dàng chút nào.
4. “Bây giờ tôi là một kẻ thất bại. Thiền không thể giúp được gì tôi”
Có một điều mà bạn cần biết rằng, chúng ta luôn đánh giá rất nhanh những khoảnh khắc của mình là tốt hay xấu. Thậm chí đánh giá tùy thuộc vào cảm giác lúc đó.
Bởi vậy, việc có một tâm hồn cởi mở. Sẵn sàng tiếp nhận những ý tưởng, khả năng mới lạ có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta.
Khi bạn cảm thấy thiền không thể giúp được gì cho mình, đơn giản hãy thử nghiệm nó!
Mặc dù, thiền có thể không mang lại hiệu quả ngay lập tức và kỳ diệu cho hoàn cảnh của bạn lúc ấy. Nhưng chắc chắn, nó có thể giúp bạn khai thác sự bình yên và năng lượng tích cực mà bạn cần để thu hút những điều bạn mong muốn.
Giải phóng sự kìm kẹp của bản ngã trong suy nghĩ này, sẽ mở ra cho bạn cánh cửa để giúp đỡ chính mình. Hãy nhớ rằng, không có gì là không thể!
5. “Tôi không thể giỏi thiền”
Mục tiêu duy nhất trong thiền định là thực hành và thực hành. Vì vậy, bạn không bao giờ có thể thất bại.
Không bao giờ có thiền tốt hay thiền xấu. Mà chỉ đơn giản là những trải nghiệm trong thiền. Ngay cả khi những suy nghĩ chạy đua, cảm giác lo lắng và trầm cảm cuộn trào trong lúc thiền, tất cả đều ổn cả!
Chính nhờ việc thực hành nhìn nhận những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm, mà tổng thể việc thực hành thiền của bạn trở nên trung lập.
Đơn giản, hãy giải phóng suy nghĩ này và thực hành chánh niệm.
6. “Ngồi thiền thật nhàm chán”
Nếu bạn sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, sử dụng mạng xã hội hoặc giao tiếp qua email, hệ thống thần kinh của bạn có thể được kích thích mạnh nhất. Cơ thể và tâm trí bạn sẽ liên tục trong tình trạng căng thẳng để phản ứng lại những gì bạn thấy.
Bạn có thể nghe thấy bản ngã nói rằng “Tại sao tôi không muốn làm gì trong 20 phút? Tôi muốn tập thể dục, ra ngoài hoặc xem một chương trình truyền hình… ”.
Bản ngã muốn ta nghĩ theo cách này. Bởi dường như, chúng ta được lập trình để luôn cảm thấy hứng thú và kết nối với các nguồn bên ngoài.
Trong thiền định, hãy xem liệu bạn có thể nhận biết được cảm giác thèm muốn được kích thích của bản ngã hay không. Tại sao nó lại tìm kiếm sự kích thích? Điều gì xảy ra nếu bạn không cung cấp cho bản ngã sự phấn khích?
Kết luận: Giải phóng khỏi sự kìm kẹp của bản ngã để thực hành thiền định
6 Sự phóng chiếu của bản ngã trên đây có thể cản trở chúng ta ngay từ khi bắt đầu thiền định, hoặc ngăn cản chúng ta thực hành dù đã bắt đầu.
Chìa khóa nằm ở việc nắm bắt lấy khoảnh khắc mà “cái tôi” bùng lên phản kháng. Từ đó, chúng ta có thể chiêm nghiệm sự thật và giải phóng những ảo tưởng. Nhớ rằng, ta có đủ tỉnh táo để lựa chọn những gì cần thiết cho sự liên kết cao nhất với bản thân này. Chúc các bạn thành công!
Cầu chúc bình an và hạnh phúc sẽ đến với bạn và tất cả mọi người!
Thân ái,
Mình là Jenny từ Wikihanhphuc.com
Ủng hộ mình tại Channel: Wiki Hạnh Phúc . Rất vui khi có duyên được trò chuyện cùng bạn!
Xem thêm:
>> [Question] Những lợi ích tinh thần của thiền là gì?
>> Phương pháp Thiền quét cơ thể là gì? Có tác dụng như thế nào?